Theo quy định của pháp luật, các công trình nhà ở và cơ sở lưu trú trong phạm vi ranh giới khu công nghệ (KCN) cao là để phục vụ đời sống cho chuyên gia, người lao động làm việc tại khu công nghệ cao… Do đó, nhà đầu tư không được phép bán, cho thuê các căn hộ tại đây.
Theo Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua, TP Hà Nội được phép quyết định dự án BT trong lĩnh vực giao thông vận tải, thủy lợi, thoát nước, xử lý nước thải. Trong đó, nhà đầu tư được giao đất thực hiện dự án đối ứng sau khi đã khởi công, hoàn thành tối thiểu 50% giá trị công trình theo hợp đồng BT.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc có diện tích khoảng 1.587 ha, trong đó đã giải phóng mặt bằng 1.456 ha, đạt 91,7% (diện tích giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thạch Thất là 1.309/1.431,4 ha; huyện Quốc Oai là 147,1 /155,8 ha).
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký công văn số 1112/TTg-ĐMDN ngày 18/11/2023 đồng ý phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với Công ty TNHH MTV Phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc từ Bộ Khoa học và Công nghệ về UBND TP Hà Nội.
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ đã ưu tiên bố trí đủ vốn theo nhu cầu là 2.367 tỷ đồng để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích Khu Công nghệ cao Hòa Lạc theo quy hoạch và xây dựng một số hạ tầng kỹ thuật thiết yếu còn lại của dự án.
Theo Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Khu Công nghiệp Công nghệ cao 2 thuộc Khu công nghệ cao Hòa Lạc do Vinaconex làm chủ đầu tư phát triển hạ tầng hiện đã có 10 nhà đầu tư xây dựng nhà máy, hoạt động ổn định với doanh thu trên 6.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước trên 500 tỷ đồng và tạo việc làm cho trên 2.000 lao động.
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.