Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục công ty con của Agribank

Tính đến 30/6, Công ty Cho thuê tài chính I (ALC I), công ty con của Agribank đã lỗ lũy kế 665 tỉ đồng và vốn chủ sở hữu âm 389 tỉ đồng.
Nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục công ty con của Agribank - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Agribank).

Ngân hàng Nông ngihệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) công bố báo cáo tài chính hợp nhất nửa đầu năm 2020 được soát xét bởi công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam.

Trong báo cáo, Deloitte chỉ ra rằng tính đến 30/6/2020, Công ty Cho thuê tài chính I - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (ALC I), một công ty con của Agribank, đã lỗ lũy kế 665 tỉ đồng và âm vốn chủ sở hữu 389 tỉ đồng 

Ngoài ra, nợ phải trả tại ngày 30/6 của công ty bao gồm khoản nợ lãi phải trả đã quá hạn thanh toán là 451 tỉ đồng, trong đó có 430 tỉ là nợ lãi phải trả Agribank.

Mặc dù công ty đã thực hiện đàm phán với các đối tác về việc thực hiện thanh toán và cơ cấu nợ nhưng nợ lãi phải trả vẫn chiếm 71,9% tổng nợ phải trả của công ty.

Vì vậy, kiểm toán đưa ra ý kiến rằng "Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của ALC I".

Trước đó, một công ty cho thuê tài chính khác của Agribank là ALC II đã phải phải nộp đơn xin phá sản. Cụ thể, đến ngày ngày 31/12/2017, ALCII có khoản âm vốn chủ sở hữu là 12.034 tỉ đồng, lỗ lũy kế là 12.464 tỉ đồng. Ngày 31/7/2018, Tòa án nhân dân TP HCM tuyên bố ALC II bị phá sản.

Về kết quả kinh doanh của Agribank, lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 6.947 tỉ đồng, giảm 12,9% so với cùng kì năm trước và thực hiện được gần 57% kế hoạch đề ra cho cả năm.

Tính đến 30/6, tổng tài sản Agribank đạt gần 1,47 triệu tỉ đồng, tăng 1,1% so với cuối năm trước. Trong đó, cho vay khách hàng tăng trưởng 1,1% đạt gần 1,14 triệu tỉ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 4,1% lên hơn 1,32 triệu tỉ đồng.

Đáng chú ý, nợ xấu nội bảng của ngân hàng sau 6 tháng đã tăng thêm tăng 39,5% lên mức 24.464 tỉ đồng.

Trong đó, chủ yếu do nợ nhóm 4 tăng 94,5% lên 3.805 tỉ và nợ nhóm 5 tăng 39,4% lên 17.285 tỉ đồng. Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,56% vào cuối năm 2019 lên mức 2,15%.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.