Cách đây 20 năm, các hãng hàng không giá rẻ gần như không tồn tại. Nhưng hiện nay, tại khu vực Đông Nam Á, hàng không giá rẻ chiếm hơn một nửa tổng công suất vận tải hành khách bằng đường không. Chính các hãng hàng không giá rẻ đã giúp nhiều người có cơ hội được đi máy bay. Sự bùng nổ này bắt nguồn từ nhà kinh doanh Anthony Fernandes hay còn gọi là Tony Fernandes - CEO của hãng AirAsia.
Ông từng là Cựu Giám đốc Điều hành hãng thu âm Warner Music, Fernandes mua lại AirAsia từ Chính phủ Malaysia năm 2001 và biến nó thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của châu Á.
AirAsia đạt danh hiệu hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới suốt 8 năm liên tiếp. |
Từ một công ty chỉ có 2 chiếc máy bay phản lực, 250 nhân viên và hàng triệu USD tiền nợ. AirAsia đã vươn đến tầm cao mới với 220 máy bay, 20.000 nhân viên và mỗi năm chuyên chở 65 triệu hành khách. AirAsia đạt danh hiệu hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới suốt 8 năm liên tiếp.
Nhưng đó không phải là hành trình đơn giản, dễ dàng. Trong một cuộc trò chuyện gần đây, ông Fernandes đã chia sẻ những bài học giá trị mà bản thân ông có được trong hành trình này.
Tận dụng sức mạnh của internet và công nghệ mới
Fernandes thừa nhận, khi mua AirAsia, bản thân sợ thất bại. "Tôi không sợ bản thân thất bại. Tôi sợ làm 250 nhân viên thất vọng. Nếu chúng tôi thất bại thì họ không có việc làm".
Cũng như bất kỳ công ty nào khi mới bắt đầu vận hành, AirAsia luôn thấy thiếu tiền. "Tôi không bao giờ nghĩ xa hơn tuần tới vì chúng tôi thật sự không có nhiều tiền mặt. Chúng tôi không có kinh nghiệm và có 2 chiếc máy bay so với các đối thủ lớn hơn nhiều. Thật đáng sợ", ông Fernandes nhớ lại.
Fernandes cố gắng quyên góp tiền, xin vay thế cấp và tiếp cận các ngân hàng nhưng vô ích. Lúc đó, Fernandes vừa rời khỏi ngành công nghiệp thu âm và bất ngờ quyết định xây dựng một hãng hàng không. Đó không phải là câu chuyện có sứ thuyết phục.
Nhưng Fernandes thừa nhận, Internet là cứu tinh. Theo lời CEO này, Internet cho phép AirAisa bán vé trước cho khách hàng. Điều đó có nghĩa hãng sẽ có tiền mặt cho đến khi đủ lớn và được ngân hàng cho vay.
Cũng nhờ Internet mà AirAsia bán vé trực tiếp được cho khách bỏ qua các kênh phân phối truyền thống, cắt giảm được chi phí. Fernandes cho biết, kênh thương mại chiếm tỷ lệ lớn trong kinh doan của AirAsia và thu được lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ USD hồi năm ngoái.
Làm ra một sản phẩm tốt, mọi người sẽ mua
Tony Fernandes - CEO của hãng AirAsia là một người rất hiểu tâm lý người dùng Malaysia. |
Tuy nhiên, không dễ dàng để đưa khách hàng đến với Internet. Fernandes cho rằng, Internet có nhưng không ai có thẻ tín dụng thì chẳng ai sử dụng. Đó là một thách thức. "Tôi hiểu rõ người Malaysia. Nếu bạn đưa ra giao dịch tốt, họ sẽ tìm cách để mua".
Ngay cả khi SARS bùng nổ năm 2002 cũng không khiến khách hàng thất vọng. Thời điểm đó, du khách thận trọng khi mua vé. Fernandes đã thấy cơ hội để xây dựng thương hiệu. Fernandes đề nghị đội ngũ Marketing tăng gấp 3 lần các quảng cáo. Sau đó, ông đề nghị giảm giá vé. "Tôi hiểu người Malaysia rất rõ, nếu bạn đưa ra giá vé rẻ, họ sẽ mạo hiểm cuộc sống của mình", ông cho hay.
Nhìn nơi không ai nhìn thấy
AirAsia tập trung chinh phục thị trường Malaysia đầu tiên. Nhưng hãng đã thấy được tiềm năng to lớn ở các nước Đông Nam Á khác. "Mọi người đều tập trung vào Ấn Độ, Trung Quốcvà tôi nghĩ có 700 triệu người ở đây (Đông Nam Á- pv), tại sao không ai muốn làm điều đó", Fernandes nhớ lại.
Những gì hãng làm là đạt được lợi thế đi đầu và bay đến các điểm mà không ai phục vụ. "Chúng tôi bay đến Bandung, không một hãng hàng không nào của Indonesia bay đến đây. Bây giờ chúng tôi có 32 chuyến bay mỗi ngày đến Bandung và nhiều hãng hàng không cũng bay đến đó", ông tự hào nói.
Từ khu vực ASEAN, AirAsia mỏ rộng sang Ấn Độ, Trung Quốc. Hãng cũng hướng đến các thị trường như Trung Đông, Australia và châu Âu.
Cơ hội thường không đến, nắm lấy cơ hội
Trước khi bước vào ngành công nghiệp ghi âm và hàng không, Fernandes là kế toán tại công ty của ông trùm Richard Branson của Anh. Tỷ phú này sở hữu Virgin Group là công ty mẹ của hãng Virgin Atlantic.
Tuy nhiên, ông không dễ dàng có được công việc này. Có lần Fernandes bước ra khỏi phòng phỏng vấn vì thất bại và tỷ phú Richard Branson bước vào. Sự tình cờ này khiến họ trò chuyện và Richard Branson nhìn thấy điều đặc biệt ở Fernandes. Branson đã đưa cho Fernandes một công việc. Sau đó, họ trở thành một bộ đôi thiết lập nên AirAsiaX.
"Nếu có bài học đưa lại, cơ hội không đến thường xuyên vì vậy nếu bạn nhận được cơ hội hãy nắm lấy nó", Fernandes khuyên.