Trước cuộc họp ngày 3/12, OPEC và các đối tác (gọi chung là OPEC ) dự kiến sẽ kéo dài mức giảm sản lượng hiện tại là 7,7 triệu thùng/ngày ít nhất là cho đến hết tháng 3/2021.
Các cuộc đàm phán phải tạm hoãn vào ngày 1/12 sau khi liên minh dầu mỏ không thể đạt được thỏa hiệp.
Theo CNBC, sau nhiều giờ trì hoãn, bộ trưởng dầu mỏ từ 23 nước thành viên của OPEC bắt đầu họp từ 22h ngày 3/12 (giờ Việt Nam).
"Mức tăng 500.000 thùng/ngày từ tháng 1/2021 không phải là kịch bản đen tối mà thị trường dầu mỏ lo sợ, nhưng đây cũng phải phải điều mà thị trường thực sự mong đợi trong vài tuần qua", nhà phân tích Paola Rodriguez Masiu của Rystad Energy cho hay.
"Thị trường đang phản ứng tích cực và giá dầu đang tăng nhẹ vì có thêm 500.000 thùng/ngày không thực sự gây nguy hiểm cho cán cân cung - cầu", bà Masiu nói thêm.
Sau cuộc họp của OPEC , giá dầu Brent giao sau tăng 1,4% lên mức 48,92 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giao sau tăng nhích nhẹ 0,8% lên 45,64 USD/thùng.
Hồi tháng 4 năm nay, sau nhiều ngày đàm phán kéo dài, OPEC đã đồng ý cắt giảm sản lượng kỉ lục. Theo đó, liên minh dầu mỏ nhất trí giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày từ ngày 1/5 và sau đó hạ mức giảm xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày vào tháng 8.
Arab Saudi, nhân tố chủ chốt đứng sau OPEC, được cho là cật lực ủng hộ giữ nguyên mức giảm sản lượng hiện tại cho đến hết quí I/2021. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất khác đã đặt câu hỏi về kế hoạch này sau khi giá dầu liên tục tăng vào tháng trước.
Giới phân tích tin rằng một số đồng minh ngoài OPEC, chẳng hạn như Nga và Kazakhstan, đã kêu gọi giảm dần mức hạn chế sản lượng. Trong khi đó, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UEA) rõ ràng đang thúc đẩy một cơ chế chung để buộc các nước tuân thủ mức giảm sản lượng hiện có.
Suy đoán về mối quan hệ rạn nứt giữa Arab Saudi và UAE vào đầu tuần này khiến một số người bất ngờ vì vai trò của UAE trong OPEC. Hiện tại, UAE là nhà sản xuất lớn thứ ba của liên minh OPEC và là một đồng minh vùng Vịnh thân cận của Arab Saudi.
"Đáng ngạc nhiên là trong cuộc họp lần này, yếu tố ngăn cản OPEC đạt được thỏa thuận không phải là mối bất hòa giữa Nga và Arab Saudi", ông Ole Hansen, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa của ngân hàng Saxo Bank, bình luận.
"Thay vào đó, chúng ta chứng kiến một sự chia rẽ nguy hiểm hơn giữa Arab Saudi và UAE, hai đối tác vùng Vịnh thường có chung tiếng nói", ông Hansen nhấn mạnh.
Trước cuộc đàm phán ngày 3/12, ông Hansen dự đoán nếu OPEC không đạt được thỏa thuận, giá dầu có thể giảm vài USD. Sau đó, ông Hansen cho biết Saxo Bank dự đoán OPEC sẽ "sửa lại các vết nứt" vì không đạt được thỏa thuận đồng nghĩa rằng liên minh dầu mỏ đang tự bắn vào chân mình.
Trong vài năm gần đây, Nga và 9 nước ngoài OPEC đã bắt đầu phối hợp cùng liên minh 13 thành viên này để hỗ trợ giá dầu. Dù không còn được coi là một thế lực lớn như trước đây, OPEC vẫn còn ảnh hưởng đáng kể trên thị trường năng lượng thế giới.
Vài tháng qua, OPEC đã tìm cách vượt qua giai đoạn hỗn loạn nhất trong lịch sử, bao gồm cuộc chiến giá dầu giữa Arab Saudi và Nga, sự ra đi của Qatar, sự kiện giá dầu về âm và cú sốc nguồn cung do đại dịch Covid-19 gây ra.
"OPEC kiểm soát gần 50% sản lượng dầu thô toàn cầu", ông Tamas Varga, nhà phân tích cấp cao của PVM Oil Associatesa, bình luận. "Tuy nhiên, đặc quyền này đi cùng một gánh nặng nhưng OPEC đề cập đến gánh nặng này trong cuộc họp mới nhất".
"Bất chấp những bất đồng và quan điểm trái ngược, có một điều rất chắc chắn là lợi ích chung sẽ thúc đẩy các thành viên đi đến một giải pháp chung. Đôi khi lựa chọn một phương án ít gây tổn hại nhất lại là lối thoát duy nhất", ông Varga nhấn mạnh.