Lý do cá mập trắng không thể nuôi trong thủy cung

Nhiều thủy cung đã thử nuôi cá mập trắng và chúng chỉ tồn tại được tối đa vài ngày, các nhà khoa học đi tìm câu trả lời cho bí ẩn.

Hiện có hàng nghìn thủy cung ở khắp nơi trên thế giới với nhiều loài sinh vật biển nhưng không một hồ nào nuôi cá mập trắng. Kích cỡ không phải là vấn đề vì nhiều hồ có thể nuôi cá voi sát thủ.

ly do ca map trang khong the nuoi trong thuy cung
Không một thủy cung nào có thể nuôi cá mập trắng, loài vật hung dữ nhất biển cả.

Năm ngoái, thủy cung Okinawa Churaumi tại Nhật thử thả một con cá mập trắng và nó đã chết sau 3 ngày.

Trước đó, hàng chục thủy cung thử nghiệm nuôi loài cá này để thu hút khách thăm quan. Nỗ lực đầu tiên của thủy cung Marineland thuộc bang California (Mỹ) vào những năm 1950, khi họ thả cá mập trắng và nó chết ngay ngày hôm đó. Một công viên giải trí khác của Mỹ, Seaworld cũng nhiều lần cố gắng nhưng đều thất bại trong các năm 1970, 1980 và 1990.

Vào năm 2004, chỉ duy nhất thủy cung Vịnh Monterey có thể giữ loài này sống lâu hơn 16 ngày. Tại đây, họ đã thiết kế bể chứa khổng lồ có dung tích lên tới 3,8 triệu lít nước, sâu 10 m. Cá thể được nuôi có kích cỡ khoảng 1,2 m (bằng 1/5 so với những con trưởng thành), nhờ vậy chú cá đã tồn tại trong nhiều tháng, một ngoại lệ hiếm hoi.

Video cá mập trắng tại thủy cung Okinawa Churaumi (Nhật Bản).

Cá mập trắng và thủy cung thường không có kết quả tốt đẹp. Các nhà khoa học đã đưa ra một số lý do lý giải cho sự khó thích nghi của sinh vật mạnh mẽ của biển trong môi trường nuôi nhốt.

Sinh vật này là một trong những loài phải bơi liên tục để hô hấp nhờ vào lượng oxy có trong nước khi chúng bơm qua mang. Với kích thước cơ thể đạt tới 6m, cần đến một bể chứa khổng lồ để có thể đáp ứng nhu cầu di chuyển thường xuyên của chúng. Ngoài tự nhiên cá mập di chuyển rất nhiều, một con cá cái từng được theo dõi khi bơi từ châu Phi tới châu Úc và quay lại với tổng quãng đường lên tới 20.000 km trong thời gian 9 tháng.

Theo tính toán, kích thước bể chứa cho loài này là rất lớn, đến mức phi thực tế. Hơn thế nữa, việc nuôi cá mập trong thủy cung cũng không thực sự thu hút khách ghé thăm.

Một lý do khác được đưa ra đó là môi trường nhân tạo của những bể kính có thể gây quá tải và bối rối cho sự nhạy bén của cá mập. Chức năng này giúp chúng phát hiện những chuyển động và thay đổi nhỏ trong môi trường thủy sinh. Khi ở trong bể kính, nó dễ dàng bị phân tâm do tấm kính hay các thiết bị điện bao quanh.

Hiện nay xã hội đã có cái nhìn khác đối với việc nuôi nhốt các loài sinh vật biển cỡ lớn tại thủy cung. Trong nỗ lực thay đổi nhận thức công chúng, có thể kể đến sự thành công của bộ phim tài liệu Blackfish khi phơi bày các thử nghiệm của công viên giải trí SeaWorld dẫn đến cái chết của hàng chục cá voi sát thủ.

ly do ca map trang khong the nuoi trong thuy cung Bếp bẩn hơn toilet, có vật dụng chứa đến 54 tỷ vi khuẩn

Nghiên cứu mới nhất đã tìm ra chủ nhân danh hiệu "đồ vật bẩn nhất" trong gia đình, chứa đến 54 tỷ vi khuẩn và ...

ly do ca map trang khong the nuoi trong thuy cung Loài khủng long có mào như gà tây được tìm thấy ở Trung Quốc

Bên cạnh hình dáng độc đáo giống gà tây, khủng long có mào còn phát triển bộ lông vũ và không có khả năng bay.

ly do ca map trang khong the nuoi trong thuy cung Nhiều loài vật có thể tuyệt chủng chỉ vì sợ hãi

Nguyên nhân nhiều loài động vật chỉ vì sợ hãi mà đi đến bờ vực tuyệt chủng đã được nhà khoa học Canada giải thích.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.