Năm mới trong phong tục riêng của từng nước

Năm mới là thời gian một năm lịch bắt đầu và phép đếm năm tăng thêm một đơn vị. Các nền văn hóa khác nhau chào mừng sự kiện này theo nhiều phong tục riêng.
nam moi trong phong tuc rieng cua tung nuoc
Pháo hoa chào đón năm mới.

Năm mới của Lịch Gregorius, hệ thống lịch được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, năm mới được tổ chức vào ngày 1/1. Lịch La Mã (trễ nhất là khoảng sau năm 713 trước Công Nguyên) và kế tục là Lịch Julius cũng lấy ngày 1/1 là thời điểm Năm mới.

Vì lý do lịch sử, nhiều hệ thống lịch khác được sử dụng ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, một số thì dùng phép đếm số cho năm, số khác thì không.

Trình tự tháng là từ tháng 1 đến tháng 12 trong lịch La Mã dưới thời trị vì của Numa Pompilius vào khoảng năm 700 trước công nguyên theo Plutarch và Macrobius và được liên tục sử dụng từ thời điểm đó.

Nhiều quốc gia như Cộng hòa Séc, Ý, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Hoa Kỳ đánh dấu ngày 1 tháng 1 là một ngày lễ quốc gia.

Trong thời Trung Cổ ở Tây Âu, trong khi lịch Julius vẫn đang sử dụng, chính quyền nhiều nơi lại đổi ngày bắt đầu năm mới: ngày 1/3, ngày 25/3, ngày lễ Phục sinh, ngày 1/9 và ngày 25/12.

Sự thay đổi từ 25/3, Lễ truyền tin, một trong bốn Ngày đầu quý - đến ngày 1/1 diễn ra tại Scotland năm 1600, trước khi James VI của Scotland lên ngôi vương nước Anh năm 1603 và trước khi thành lập Vương quốc Anh năm 1707.

Tại Anh và xứ Wales (và trong tất cả các lãnh địa của Anh, bao gồm cả vùng thuộc địa châu Mỹ của Anh), năm 1751 bắt đầu vào ngày 25/3 và kéo dài 282 ngày, còn năm 1752 bắt đầu vào ngày 1/1.

Kể từ năm 1582, sau sự kiện Chuẩn thuận lịch Gregorius, đổi Lịch cũ sang Lịch mới, sự kiện Năm mới lại được tổ chức cùng ngày 1/1.

Việc lịch Gregorius được chính thức sử dụng rộng rãi làm cho mốc Năm mới ngày 1/1 dương lịch hầu như mang giá trị toàn cầu.

Nhiều vùng và địa phương trên thế giới sử dụng các hệ thống lịch khác với nhiều tập quán văn hóa và tín ngưỡng đặc trưng đi kèm.

Ở Mỹ Latinh, nhiều nền văn hóa bản địa vẫn tiếp tục các nghi thức truyền thống dựa vào lịch riêng của họ.

Israel, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác vẫn tiếp tục tổ tức mừng Năm mới của họ vào những ngày khác nhau.

Dưới đây là danh sách các sự kiện mừng năm mới phổ biến nhất ở thời hiện đại, được sắp xếp và nhóm lại bằng cách so sánh tương đối với lịch Gregorius.

nam moi trong phong tuc rieng cua tung nuoc Ngày cuối năm dành cho nhau những câu nói hay chào đón năm mới sắp đến

Ngày cuối năm ghi lại những câu nói hay để khi thời gian qua đi, tôi có thể đọc lại những nỗi lòng mình khi ...

nam moi trong phong tuc rieng cua tung nuoc Giao thừa năm 2018 được google doodle nhắc đến ngày hôm nay

Giao thừa năm 2018 được ghi nhận thông qua hình ảnh hai chú voi ngộ nghĩnh đang thổi bóng bay, ăn bỏng ngô và vui ...

nam moi trong phong tuc rieng cua tung nuoc Cùng đi qua ngày cuối năm 2018

Cuối năm, hầu như ai cũng có chung cảm giác thời gian trôi nhanh hơn bình thường. Những hối hả, lo toan lấp đầy quỹ ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.