Những đại công trình góp phần thay đổi diện mạo của TP HCM

45 năm sau ngày giải phóng, TP HCM đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Loạt dự án hạ tầng với qui mô đồ sộ đã và đang hình thành góp phần thay đổi diện mạo của thành phố mang tên Bác.

Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Theo Dân trí, đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại TP HCM. Dự án với chiều dài 19,7 km gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao với 14 nhà ga (3 ga ngầm và 11 ga trên cao).

Lộ trình của tuyến bắt đầu từ ga Bến Thành (tại Quảng trường Quách Thị Trang) - Lê Lợi - Nguyễn Siêu - Ngô Văn Năm - Tôn Đức Thắng - Ba Son - Nguyễn Hữu Cảnh - Văn Thánh - Điện Biên Phủ - cầu Sài Gòn - xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Long Bình.

Toàn cảnh tuyến metro đầu tiên của TP HCM. (Ảnh: Dân trí).

Toàn cảnh tuyến Metro đầu tiên của TP HCM. (Ảnh: Dân trí).

Dự án này được phê duyệt năm 2007, với tổng mức đầu tư 17.400 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 8/2012, tuyến Metro số 1 mới được khởi công xây dựng. Qua 8 năm, đến nay dự án đạt tổng khối lượng gần 72%. 

Năm 2010, sau khi điều chỉnh thiết kế, tỷ giá,... mức đầu tư cho dự án tăng lên 47.000 tỉ đồng. Trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, Quốc hội cho phép TP duyệt tổng mức đầu tư mới là 43.600 tỉ đồng. 

Ngày 17/2/2020, Ban Quản lí đường sắt đô thị TP HCM đã tổ chức lễ thông tuyến toàn Dự án. Dự kiến cuối năm nay sẽ đạt 85% khối lượng toàn dự án và hướng tới mục tiêu vận hành khai thác cuối năm 2021. Khi đưa vào vận hành, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên hứa hẹn sẽ tạo ra một diện mạo mới hiện đại, năng động, hiệu quả hơn cho TP HCM.

Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng

Dự án "Giải quyết ngập do triều có xét đến biến đổi khí hậu - giai đoạn 1" nhằm kiểm soát ngập do triều cường và ứng phó với biến đổi khí hậu có tổng vốn đầu tư lên đến 10.000 tỉ đồng, thông tin từ báo Đấu thầu. Dự án giúp ngăn triều, chống ngập cho 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.

Công trình bao gồm 6 cống kiểm soát triều lớn với khẩu độ từ 40 -160 m là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định và 5 đê bao/kè xung yếu dài 7,8 km. 

Dự án Giải quyết ngập do triều - giai đoạn 1 dự kiến đưa vào vận hành vào tháng 10/2020. (Ảnh: Báo Đấu thầu).

Dự án Giải quyết ngập do triều - giai đoạn 1 dự kiến đưa vào vận hành vào tháng 10/2020. (Ảnh: Báo Đấu thầu).

Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Trung Nam BT 1547, triển khai theo loại hợp đồng BT. Công trình sau khi hoàn thành giúp thành phố chủ động điều tiết hạ thấp mực nước ở các kênh rạch, cải thiện khả năng tiêu thoát nước đô thị và tạo cảnh quan môi trường cho khu vực.

Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2019 nhưng bị đình trệ trong 6 tháng do nhiều lí do liên quan đến giải ngân, không thống nhất về nguyên vật liệu,... Thông tin với báo chí, chủ đầu tư cam kết dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng này sẽ hoàn thành vào tháng 10 năm nay.

Bến xe miền Đông mới

Theo báo Pháp luật TP HCM, bến xe Miền Đông mới khởi công vào tháng 4/2017 trên diện tích 16 ha, vốn đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng. Dự án nối giữa Quận 9, TP HCM và thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Giai đoạn 1 với vốn đầu tư 740 tỉ đồng, đã hoàn thành và chuẩn bị khai trương.

Đây là bến xe lớn nhất nước ta và hiện đại trong khu vực Đông Nam Á, có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm. Bến xe sẽ đưa vào khai thác từ 10/10/2020, sau 5 lần trễ hẹn.

Giai đoạn 1 của Dự án Bến xe Miền Đông mới đã hoàn thành và chuẩn bị khai trương. (Ảnh: Lê Toàn/Báo Đấu thầu).

Giai đoạn 1 của Dự án Bến xe Miền Đông mới đã hoàn thành và chuẩn bị khai trương. (Ảnh: Lê Toàn/Báo Đấu thầu).

Theo kế hoạch di dời các tuyến vận tải hành khách cố định từ Bến xe Miền Đông hiện tại (quận Bình Thạnh) ra Bến xe Miền Đông mới, giai đoạn 1 di dời 29 tuyến vận tải hành khách cố định có cự li từ 1.100 km trở lên (từ Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc). Trung bình có khoảng 40 chuyến xe khách/ngày hoạt động tại bến xe mới. Bên cạnh đó, có khoảng 80 chuyến xe buýt/ngày phục vụ khách ra vào Bến xe.

Giai đoạn 2, dự kiến năm 2020 sẽ hoàn thành các công trình xây dựng quanh Bến xe như: hầm chui, cầu vượt, cải tạo mở rộng Quốc lộ 1, hệ thống đường Hoàng Hữu Nam. Khi đó sẽ di dời tiếp 85 tuyến xe khách cố định từ Huế trở vào miền Trung, Đồng Nai, Lâm Đồng, khu vực miền Tây và các tuyến liên vận quốc tế sang Bến xe Miền Đông mới. Hiện nay, các công trình giao thông kết nối xung quanh Bến xe đã gần hoàn thiện.

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng

Những đại công trình làm thay đổi diện mạo của TP HCM - Ảnh 4.

Toàn cảnh KĐT Phú Mỹ Hưng. (Ảnh: Phú Mỹ Hưng).

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là một khu đô thị thuộc Quận 7, toạ lạc ở phía Nam TP HCM. Đây được coi là khu đô thị ra đời sớm và được phát triển đồng bộ nhất tính đến nay.

Thông tin từ website chính thức của Phú Mỹ Hưng, toàn bộ khu đô thị Phú Mỹ Hưng được qui hoạch trên diện tích 2.600 ha. Hiện tại, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng đang khai thác và phát triển 5 cụm đô thị với tổng diện tích hơn 600 ha. Bao gồm, khu A – Trung tâm đô thị mới có diện tích 409 ha; Khu B (95 ha) – Khu Làng Đại học; Khu C (46 ha) – Khu Trung tâm Kĩ thuật cao; Khu D (85 ha).

Trung tâm đô thị Phú Mỹ Hưng (khu A rộng 409 ha) đã hình thành một đô thị hiện đại và đầy đủ các chức năng: nhà ở, văn phòng, thương mại - giải trí, y tế và giáo dục. 

Trung Tâm Hội Chợ Triển Lảm Quốc Tế SECC thuộc KĐT Phú Mỹ Hưng - trung tâm hội chợ lớn nhất và hiện đại nhất ở các tỉnh phía Nam. (Ảnh: Phú Mỹ Hưng).

Trung Tâm Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế SECC thuộc KĐT Phú Mỹ Hưng - trung tâm hội chợ lớn nhất và hiện đại nhất ở các tỉnh phía Nam. (Ảnh: Phú Mỹ Hưng).

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỉ USD, được phát triển bởi liên doanh Central Trading & Development (CT&D) của Đài Loan (Trung Quốc) và Công ty IPC (Việt Nam). Hiện tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã trở thành trung tâm của khu Nam rộng lớn kéo theo sự phát triển của thị trường bất động sản, tạo sự cân bằng cho thành phố; đồng thời phát triển toàn diện khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Nam gồm TP HCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu.

Hầm Thủ Thiêm

Theo Sở Qui hoạch - Kiến trúc TP HCM, hầm Thủ Thiêm nối từ khu vực trung tâm Quận 1 sang Quận 2, đưa khu vực Thủ Thiêm, thuộc Quận 2 thành trung tâm mới của TP HCM trong tương lai. Hầm có chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m, có 6 làn xe, mỗi bên ba làn cho cả ô tô và xe máy (chưa kể hai làn thoát hiểm).

Những đại công trình làm thay đổi diện mạo của TP HCM - Ảnh 6.

Hầm Thủ Thiêm. (Ảnh: Môi trường & Cuộc sống).

Hầm Thủ Thiêm được thực hiện theo phương án hầm dìm (khoảng cách từ đỉnh hầm đến đáy sông chỉ 3 - 4 m trong khi với hầm đào khoảng cách này sâu hơn gấp nhiều lần). Để đi đến ngày khánh thành 20/11/2011, hầm chui vượt sông lớn nhất Đông Nam Á - hầm Thủ Thiêm - đã trải qua hơn 6 năm thi công.

Phần thân hầm gồm 4 đốt mỗi đốt dài 93 m, và nặng 27.000 tấn, xây dựng bằng bê tông cốt thép chống thấm. Tốc độ thiết kế của hầm Thủ Thiêm đạt 60 km/h và công trình có tuổi thọ theo thiết kế là 100 năm. 

Hầm Thủ Thiêm có vốn đầu tư 2.083 tỉ đồng và do nhà thầu Obayashi (Nhật Bản) thi công. 


chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.