Tags

những nước ăn tết dương lịch

Tìm theo ngày
Văn hóa khác biệt của những nước ăn Tết Dương lịch trên thế giới

Văn hóa khác biệt của những nước ăn Tết Dương lịch trên thế giới

Tại mỗi quốc gia trên thế giới, phong tục đón Tết Dương lịch đều sẽ là những nét đẹp riêng biệt. Dưới đây là một số các quốc gia có phong tục đón Tết Dương lịch đặc biệt trên thế giới.

Tìm hiểu phong tục - văn hóa của những nước ăn Tết Dương lịch trên thế giới

Dưới đây là những nước cùng ăn Tết Dương lịch với các nét phong tục, tập quán đặc biệt:

Tết Dương lịch tại Mỹ

Mỹ là đất nước tập trung nhiều màu sắc văn hóa đón Tết Dương lịch khác nhau vì nơi đây tập trung đa dạng chủng tộc. Mặc dù Mỹ là quốc gia có nhiều sắc tộc với phần lớn là người nhập cư những phần đông họ đều có một điểm chung trong thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là cùng nhau đổ ra đường và nhảy múa suốt cả đêm.

Trong đêm 31/12 ở quảng trường thời đại, những người dân Mỹ sẽ tập trung lại, đứng sát bên nhau để cùng chào đón khoảnh khắc thiêng liêng này của năm mới. Đặc biệt, trong những giây cuối cùng của năm cũ, một quả cầu thủy tinh có chứa hàng ngàn mảnh thủy tinh nhỏ tượng trưng cho những vì sao lấp lánh xuyên qua màn đêm của năm cũ và từ từ rơi xuống. Khoảnh khắc quả cầu thủy tinh chạm đất chính là thời khắc tất cả cùng nhau hô vang khẩu hiệu “Happy New Year" và hát vang ca khúc truyền thống Auld Lang Syne. Sau đó, họ sẽ cùng nhau tung lên trời những mảnh giấy nhỏ nhiều màu sắc.

Tết Dương lịch tại Anh

Phong tục Tết dương lịch ở Anh tương đối giống với phong tục xông nhà của người Việt Nam trong Tết Nguyên đán. Theo đó, người đầu tiên đến xông nhà trong ngày đầu năm mới phải mang theo một ổ bánh mì, một cục than và một chai rượu mạnh vào đúng nửa đêm. Sau khi bước vào nhà, vị khách này sẽ tiến đến bên lò sưởi và bỏ cục than vào đó, đặt ổ bánh mì lên bàn và rót rượu đổ lên đầu chủ nhà.

Khi hoàn thành tất cả những công việc kể trên, vị khách xông nhà mới bắt đầu gửi những lời chúc mừng năm mới đến tất cả các thành viên trong gia đình. Sau đó, người này sẽ ra về bằng cửa sau và không được gây ra những tiếng động lớn.

Người Anh cũng có phong tục mừng tuổi, tuy nhiên, họ sử dụng phong bao lì xì mà thay vào đó là một nhánh cây tầm gửi như thay cho lời chúc đầu năm mới. Đó cũng là lý do vì sao, trong nhà của người Anh trong ngày đầu năm mới có rất nhiều cành tầm gửi nhỏ.

Tết Dương lịch tại Pháp

Trong ngày Tết đầu năm, người Pháp sẽ sử dụng rượu để bắt đầu một năm mới vui vẻ. Trong tập quán của nước Pháp, họ sẽ bắt đầu uống rượu say từ đêm Giao thừa cho đến ngày 3/1. Theo quan niệm của người Pháp, họ phải uống cạn hết tất cả rượu mà họ có ở trong nhà thì năm mới tiếp theo mới được may mắn, gặp được nhiều điều tốt lành. Nếu trong nhà vẫn còn rượu thì năm mới họ sẽ gặp phải nhiều điều xui xẻo.

Tết Dương lịch tại Ý

Vào đêm Giao thừa ở nước Ý, bạn sẽ không nhìn thấy bất cứ một người nào ra đường. Bởi lẽ, nước này có tục lệ, sau khi đồng hồ điểm 12 tiếng chuông thì mọi người sẽ cùng nhau vứt tất cả những món đồ cũ ra đường. Người Ý quan niệm rằng, khi họ vứt hết những món đồ cũ ở trong nhà vào đêm Giao thừa thì họ sẽ tậu về được những món đồ mới trong năm tới.

Đặc biệt, người dân ở Rome sẽ đón chào năm mới bằng việc nhảy từ độ cao 18m ở trên cây cầu Cavour xuống dòng sông Tiber dù tiết trời có lạnh đến đâu. Hoạt động truyền thống này đã tồn tại hơn 70 năm qua.

Tết Dương lịch tại Đức

Đức cũng là một đất nước có văn hóa đón chào Tết Dương lịch khá hoành tráng trên thế giới. Theo văn hóa của người Đức, vào ngày đầu năm mới, họ sẽ đặt một cây lãnh sam có gắn thêm hoa được làm bằng gấm len ở trong nhà. Trong quan niệm của người Đức, họ cho rằng, sự hiện diện của cây lãnh sam trong ngày đầu năm mới sẽ giúp cho cuộc sống của họ được sung túc và an lành hơn.

Tết Dương lịch tại Châu Phi

Tại châu Phi, Kenya và Zimbabwe chính là hai quốc gia có lễ hội chào đón năm mới lớn nhất lục địa. Ở Kenya, người dân nơi đây sẽ chào đón năm mới bằng một sự kiện âm nhạc kéo dài từ ngày 30/12 cho đến ngày 2/1. Hoạt động này sẽ được tổ chức ở trên một khoảng đất trống rộng đến 80.000m2 dưới những tán cây bao báp cổ thủ.

Tết Dương lịch ở các quốc gia châu Á

Một số quốc gia ở châu Á như Hàn Quốc, Singapore hay Trung Quốc đều có những hoạt động đón Tết Dương lịch giống nhau. Vào ngày Tết Dương lịch, các nước này chỉ có một ngày nghỉ duy nhất. Bởi lẽ, giống như Việt Nam, các quốc gia này đều sẽ đón năm mới chính thức vào Tết Nguyên đán (lịch âm).

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, vào đêm 30/12, khắp mọi nên trên mảnh đất này đều sẽ chăng đèn và kết hoa thật lộng lẫy. Hoạt động này sẽ được kéo dài đến hết ngày 1/1 và mọi người sẽ tiếp tục các hoạt động thường nhật của mình.