Những quan điểm sai lầm và ý nghĩa thực sự của việc dâng sao giải hạn đầu năm

Mỗi năm đến độ xuân sang, người Việt lại nô nức sắm sanh đồ lễ để dâng sao giải hạn. Việc cúng sao đầu năm đã trở thành một trong những lễ tục quan trọng của đại đa số người dân Việt Nam.

Ý nghĩa việc dâng sao giải hạn

Với quan niệm hóa giải vận hạn cho cả năm, lễ dâng sao giải hạn thường được các gia chủ chuẩn bị chu đáo với những mâm cỗ tại gia rất công phu. Thậm chí, nhiều người phải đến xếp hàng tại các cơ sở thờ tự để cậy nhờ pháp sư hoặc các vị cao tăng hành lễ.

Theo năm tháng, tín ngưỡng này trở thành một nét văn hóa truyền thống hết sức độc đáo và thú vị.

nhung quan diem sai lam va y nghia thuc su cua viec dang sao giai han dau nam
Biển người trong dịp dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh, Hà Nội. (Ảnh: VTC).

Tuy nhiên, trong suốt chiều dài phát triển và thực hành tín ngưỡng, rất nhiều người không thực sự hiểu được lịch sử và ý nghĩa của việc dâng sao.

Điều này dẫn đến việc con người đặt mình vào một niềm tin mê muội và sa đà vào những hủ tục lạc hậu. Từ đó dẫn đến việc làm biến dạng một hình thức thực hành tín ngưỡng hàm chứa triết học và khoa học tự nhiên của người Á Đông.

Những quan điểm sai lầm trong việc dâng sao giải hạn

Cho đến ngày hôm nay, khi nền khoa học kĩ thuật đã rất phát triển, nhiều người vẫn tin rằng chỉ cần làm lễ trọng cúng bái đầu xuân thì có thể giải trừ được mọi tai ách trong cả năm.

Đây là một điều hết sức phi lí. Nó không chỉ làm tiêu tốn tiền của và thời gian của chúng ta mà còn khiến cho niềm tin của mỗi con người trở nên biến dạng, méo mó.

Nó đưa con người đến một trong hai trạng thái tiêu cực về đức tin. Đó là, hoặc chúng ta tự biến mình thành người mê tín, hoặc đánh mất hoàn toàn niềm tin yêu và trân trọng vào lễ tục cổ truyền của văn hóa truyền thống.

Dâng sao giải hạn là một ứng dụng của khoa học chiêm tinh vào đời sống. Tín ngưỡng này được kết hợp giữ triết học Đạo Giáo và tư tưởng giác ngộ của Đạo Phật.

Các vị chiêm tinh gia cổ đại đã dày công nghiên cứu bầu trời để tìm ra những quy luật ảnh hưởng đến con người. Từ đó rút ra những khái niệm tiền khởi cho triết lí “con người là một tiểu vũ trụ”.

Trên cơ sở đó xây dựng nền triết học phương Đông hướng dẫn nhân loại phải biết sinh tồn thuận theo tự nhiên, coi mình là một phần của vũ trụ. Từ đó có thể tìm kiếm sự an toàn, an nhiên trong cuộc đời. Và cao hơn nữa là sống có trách nhiệm với thế giới tự nhiên quanh mình.

Khoa học hiện đại đã cho thấy, con người có đến 70% là nước. Điều này cũng khá tương đồng với cấu tạo của hành tinh chúng ta. Nó là một sự liên đới mang tính sống còn của loài người.

nhung quan diem sai lam va y nghia thuc su cua viec dang sao giai han dau nam
Danh sách "cửu diệu". (Ảnh: ANTĐ).

Và không cần chờ đến thời đại công nghiệ 4.0, con người đã nhận ra được tác động của mặt trăng, mặt trời cùng các vì sao đến mọi nguồn nước trên trái đất. Chính những tác động đó sẽ ảnh hưởng đến giao động của địa cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến năng lượng của con người.

Các khoa học gia cổ đại không đủ phương tiện và cơ sở biện chứng để giải thích mối tương quan giữa vũ trụ bao la với những thực thể nhỏ bé quanh mình. Hơn nữa, dân trí trong thời cổ đại cũng không đủ điều kiện để tiếp thu những khái niệm trừu tượng đến thế.

Vì vậy các học giả chọn cách lí giải kiến thức của mình bằng phương pháp truyền bá tín ngưỡng. Vậy nên, có thể khẳng định một số tập tục tín ngưỡng có quan hệ nhân quả với các công trình khoa học tự nhiên của người cổ đại.

Một trong những mối quan hệ đó chính là lễ dâng sao giải hạn và bộ môn chiêm tinh. Nhưng câu chuyện chiêm tinh học từ Đông sang Tây được đẩy đi xa hơn với hiện thực khách quan khi bộ môn bói toán phát triển.

Những khái niệm vĩ mô càng trở nên trừu tượng hơn. Đến độ, con người không còn quan tâm đến lí luận mà dễ dàng đặt niềm tin vào những khái niệm mang tính siêu nhiên.

Dâng sao giải hạn có phải khoa học?

Nếu bỏ thời gian đọc lại một chút tài liệu về lễ tục dâng sao trong văn hóa dân gian cùng khái niệm cửu diệu của Phật Giáo, ta có thể dễ dàng thấy rằng đây là một môn khoa học rất thú vị.

Các nhà nghiên cứu cổ đại đã quan sát chính xác 9 điểm đặc biệt trong không gian và tìm ra được quy luật vận hành của năng lượng.

Mỗi con người có một trường năng lượng khác nhau tùy thuộc vào thời điểm được tạo hóa sinh ra (ngày, tháng, năm sinh) vì thế sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định từ các nguồn năng lượng vũ trụ.

Cụ thể là từ những hành tinh gần Trái đất nhất. Quá trình nghiên cứu thực nghiệm bằng phương pháp thống kê đã giúp người xưa định tính được các năng lượng vũ trụ, từ đó rút ra được những kết luận về tác động của chúng đến con người.

Vận hạn của con người phụ thuộc vào điều gì?

Vận hạn của con người có thể do nhiều yếu tố tạo nên, tùy theo khái niệm niềm tin của từng người. Nhưng có một điều chắc chắn, chúng ta thành công hay thất bại phần lớn phải dựa vào nội lực của chúng ta. Nếu làm chủ được nguồn năng lượng nội tại thì cơ hội thành công sẽ lớn hơn. Chí ít là tránh được những tổn thất không đáng có.

Một ví dụ rất cụ thể, đó là câu thành ngữ truyền tụng trong dân gian “mồng 5, 14, 23, đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn”. Câu nói này ám chỉ đến những xui xẻo dễ gặp trong những ngày nhất định của một tháng.

Kì thực, 3 điểm thời gian này là các điểm mốc trong chu kì dịch chuyển của mặt trăng khi quay quanh trái đất. Nếu là người miền biển thì sẽ dễ dàng nhận thấy đây là những thời điểm tiệm cận với các đợt triều cường.

Vậy nên cổ học gọi đó là ngày “Nguyệt kị” – ngày kiêng kị của kì trăng, dân gian gọi đó là ngày “con nước”. Chính những nhiễu động năng lượng khí quyển do tác động mạnh mẽ của mặt trăng nên cơ thể con người cũng có các biến đổi bất thường.

Trong một trạng thái sinh lí bất ổn, bất cứ ai cũng có thể rơi vào trạng thái tâm lí tiêu cực. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những sự việc đáng tiếc.

Ý nghĩa các sao

Trong quá trình nghiên cứu, người xưa phát hiện các nguồn năng lượng vũ trụ được chia thành 9 dạng. Trong đó có 5 dạng tiêu cực và 4 dạng tích cực.

Mỗi dạng năng lượng lại tác động đến các cá thể ở những thời điểm khác nhau. Họ đặt tên cho mỗi nguồn năng lượng theo các thiên tượng mà mình quan sát được, tương ứng với 9 hiện tượng tự nhiên trong chiêm tinh học. Những hiện tượng mà mỗi lần xuất hiện lại ghi dấu những biến chuyển cơ, sinh lí mãnh liệt nhất mà con người có thể cảm nhận và thống kê.

Ai đã từng đi dâng sao cũng có thể biết cửu diệu gồm 9 ngôi sao chiếu mệnh. Gồm:

  • Thái Dương,
  • Thái Âm,
  • Thái Bạch,
  • Mộc Đức,
  • Thủy Diệu,
  • Văn Hớn,
  • Thổ Tú,
  • La Hầu,
  • Kế Đô.

Tuy nhiên, bản chất chỉ có 7 hành tinh là thực thể vũ trụ. La Hầu và Kế Đô là những “vị thần” từ văn hóa Ấn Độ bổ sung vào hệ thống khoa học Trung Hoa. Đó là 2 giao điểm của đường hoàng đạo vào bạch đạo khi quỹ đạo của mặt trăng cắt quỹ đạo mặt trời.

Khi được du nhập vào Trung Quốc theo con đường Phật giáo, cửu diệu (navagrah) không chỉ bổ túc nền tảng cho chiêm tinh học mà còn ghi đậm dấu ấn triết học và tôn giáo.

Do trường năng lượng bí ẩn của 2 hiện tượng thiên nhiên này thường mang đến những ảnh hưởng tiêu cực (khi thống kê) nên chúng được cho là hung tinh. Nhưng trên thực tế hiện tượng giao điểm mặt trăng chỉ xuất hiện khoảng 18 năm một lần. Vậy tại sao năm nào cũng có người phải gánh sao Kế Đô hoặc La Hầu.

Có thể giải thích rằng trong chu kì hướng tới giao điểm mặt trăng, nguồn năng lượng do hiện tượng này tạo ra quá lớn để có thể tồn tại gần 2 thập kỉ. Nếu thực sự có nguồn năng lượng vĩ đại như vậy, thì hẳn nhiên tác nhân gây ra nó phải rất quan trọng với sự sống của con người. Và tác nhân chính của hiện tượng đó một lần nữa lại là mặt trăng.

Lí giải về sự khác biệt trong việc dâng sao giải hạn

Quay trở lại với phong tục dâng sao giải hạn truyền thống. Chúng ta dễ dàng thấy rằng, các tính đồ đạo Phật dâng sao vào ngày rằm tháng Giêng. Khi đạo Phật phát triển, dân chúng cùng theo đó tập trung cúng rằm và giải hạn vào ngày này.

Nhưng theo nguồn gốc Đạo Giáo thì việc giải hạn được thực hành hàng tháng theo từng ngày nhất định. Ví dụ: người có tuổi gặp sao Thái dương thì năm đó phải làm lễ vào ngày 27 âm lịch hàng tháng. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

Quan niệm Đạo giáo

Quan điểm văn hóa của người Á Đông từ ngàn xưa đều coi trọng chữ Lễ. Khi hành lễ, con người sẽ đưa mình vào trạng thái thanh tịnh, thành kính. Việc thực hành lễ nghĩa sẽ giúp cho mỗi cá nhân thư thái hơn về tinh thần, bình ổn hơn về khí huyết. Quá trình làm lễ chính là một giai đoạn rèn luyện và suy ngẫm. Đạo phái nào cũng coi trọng sự tu luyện.

Nhờ tu tập con người mới điều tiết được năng lượng nội sinh và thâu nạp được các nguồn năng lượng vũ trụ. Đạo Giáo khởi phát từ Đạo Đức Kinh của Lão Tử vì thế tư tưởng truyền bá đức, lễ cho nhân gian là điều hiển nhiên.

Chính vì vậy, lễ tục dâng sao giải hạn nguyên thủy chính là một cách giáo huấn người ngoài đạo (đang chịu ảnh hưởng) vào đường tu tập. Mỗi một tháng, vào một ngày nhất định mà chúng ta thành tâm hành lễ trước hương án để cầu sự bình an cho mình và gia đình chính là một khóa tu.

Trong trường hợp người có năm mệnh Thái Dương, có nghĩa họ vừa đi qua một chu kì hoạt động 9 năm với nhiều thăng trầm.

Dù Thái Dương là phúc tinh nhưng vẫn phải “giải hạn” bởi không phải cứ nhiều năng lượng là tốt. Bản thân người được Thái dương chiếu mệnh thì năm đó cũng trùng với những ngưỡng phát triển của cuộc đời.

Người nam sẽ bước vào tuổi 14, 23, 32, 41, 50… Thời điểm con người sung mãn lại gặp thời khí phù hợp được cho là vượng. Nhưng quá vượng cũng không phải là điều bình thường. Ngày 27 hàng tháng được cho là ngày Hỏa vượng (chắc chắn mệnh ngày sẽ là Hỏa) nên phải làm lễ để giúp cho tâm bình khí hòa.

Với cách kiến giải này có thể đối chiếu với lịch dâng sao hàng tháng của mọi người với bất kì sao nào. Từ đó nhận ra ý nghĩa đích thực của việc cúng giải hạn. Phương pháp giáo dục con người theo trình tự “văn – tư – tu” được các học sĩ Đạo gia phổ biến rất sâu sắc mà dung dị.

Khi chúng ta đọc kinh văn, tự lòng thanh thản. Đọc đến một thời điểm nhất định (một năm chí ít đọc được 12 lần) thì tự nhiêu sẽ phải suy nghĩ về lời văn. Đó là Tư.

Khi đã bỏ công ra suy nghĩ thì việc học tập sẽ thăng tiến. Vậy là tu. Đạo cứ truyền từng tháng qua từng người, từng nhà và trải rất nhiều thế hệ.

Mục đích cuối cùng là giúp người thường có điều kiện tu luyện đạo đức, lễ nghĩa một cách tự nhiên. Từ đó thấm Đạo một cách hồn nhiên. Đúng theo quy luật phát triển của thiên nhiên.

Quan niệm Phật giáo

Với trường hợp của các Phật tử, việc dâng sao vào ngày rằm tháng Giêng và chỉ cần thực hành tín ngưỡng này một lần trong năm là điều hoàn toàn hợp lí.

Thứ nhất, Phật tử là người có căn bản tu luyện. Mỗi người đều có công phu tu tập, thiền định hàng ngày hoặc vài ngày mỗi tháng. Vì thế không nhất thiết phải duy trì phương pháp “ẩn” tu như với người ngoại đạo.

Thứ hai, Đạo Phật hướng con người đến con đường tự giải thoát vì thế không thể duy trì việc kêu cầu sự cứu giúp từ chư thánh, thần, tiên. Việc tổ chức lễ dâng sao tại các cơ sở Phật Giáo thực chất là một lễ cầu độ để chúng sinh dẹp bỏ gánh nặng tâm lí trần ai.

Vững tâm bước vào một năm mới với niềm hoan lạc. Ý nghĩa dâng sao tại các chùa hoàn toàn khác với mục đích giải hạn tại nhà (hoặc nhưng cơ sở tín ngưỡng thần quyền).

Dù có sự khác biệt về mục đích và hình thái tín ngưỡng nhưng trong việc dâng sao giải hạn, các nhà tưởng Á Đông đều gặp nhau tại một điểm. Đó là từng bước hướng con người đến cảnh giới thấu hiểu vũ trụ, coi mình là một phần của vũ trụ. Từ đó, biết kính sợ thiên nhiên và biết cách tồn tại “hòa bình” với môi trường xung quanh.

nhung quan diem sai lam va y nghia thuc su cua viec dang sao giai han dau nam Ông Công, ông Táo là ai và ý nghĩa việc cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân sẽ cúng Táo quân về chầu trời. Vậy ông Công, ông Táo là ai và việc cúng ...

nhung quan diem sai lam va y nghia thuc su cua viec dang sao giai han dau nam Cúng ông Táo ngày nào và giờ nào chuẩn nhất?

Cúng ông Táo ngày nào và giờ nào ý nghĩa nhất, tốt nhất đối với gia chủ là những câu hỏi thường gặp trong những ...

nhung quan diem sai lam va y nghia thuc su cua viec dang sao giai han dau nam Ý nghĩa việc cúng tất niên và những lưu ý dịp cuối năm

Một trong những việc không thể bỏ qua trong dịp Tết Nguyên đán là cúng tất niên. Vậy cúng tất niên thế nào, việc cúng ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.