Những vết thương mà cú sốc Covid-19 gây ra cho nền thương mại điện tử toàn cầu

Báo cáo ngành thương mại điện tử toàn cầu năm 2020 của eMarketer cho thấy sự bất đồng đều giữa các quốc gia, dẫn đầu là khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Nhìn chung, doanh thu từ thương mại điện tử cho năm 2020 ước tính hạ xuống còn 3.914 tỉ USD.
Thương mại điện tử toàn cầu giảm tốc trong 2020, châu Á tăng trưởng vượt bậc nhờ Trung Quốc - Ảnh 1.

Dù hưởng lợi lớn từ Covid-19, thương mại điện tử toàn cầu dự kiến giảm tốc trong năm nay. (Ảnh: Nikkei Asian Review).

Các kênh bán lẻ thương mại điện tử là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, khi người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào các giao dịch số. Song, tác động tích cực lên chi tiêu bán lẻ thương mại điện tử được báo cáo của eMarketer đánh giá không tương đồng trên toàn thế giới.

Cụ thể, châu Á-Thái Bình Dương và Bắc Mỹ là hai khu vực dẫn đầu doanh số bán lẻ và bán lẻ thương mại điện tử, theo sau là Tây Âu.

Thương mại điện tử toàn cầu giảm tốc trong 2020, châu Á tăng trưởng vượt bậc nhờ Trung Quốc - Ảnh 2.

(Ảnh: eMarketer).

Theo eMarketer, nguyên nhân đằng sau sự vượt trội của châu Á một phần do sự thống trị của thị trường tỉ dân Trung Quốc. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương dự kiến dẫn đầu phân khúc thương mại điện tử, chiếm 62,6% doanh số toàn cầu, bỏ xa Bắc Mỹ và Tây Âu với tỉ lệ lần lượt là 19,1% và 12,7%.

Báo cáo ngành thương mại điện tử toàn cầu năm 2020 chỉ ra rằng, bất chấp nhiều khu vực chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc ở một số lĩnh vực bán lẻ, doanh thu từ thương mại điện tử cho năm 2020 ước tính hạ xuống còn 3.914 tỉ USD. 

Công ty nghiên cứu thị trường lí giải, họat động ngành bán lẻ toàn cầu giảm tốc chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số bán lẻ toàn cầu trong năm 2020. Trong đó, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trở thành thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới trong năm nay.

Thương mại điện tử toàn cầu giảm tốc trong 2020, châu Á tăng trưởng vượt bậc nhờ Trung Quốc - Ảnh 3.

(Ảnh: eMarketer).

Tại Tây Âu, doanh thu từ giao dịch điện tử tại Đức dự kiến sẽ tăng nhanh nhất trong khi hơn một nửa doanh số thương mại điện tử của Anh dự báo sẽ đến từ các giao dịch sử dụng điện thoại thông minh. Mặt khác, Pháp dù ước tính có tăng trưởng nhưng tỉ lệ không lớn.

Ở Mỹ và Pháp, các "ông lớn" bán lẻ truyền thống nhanh chóng bắt xu hướng số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử. Hơn nữa, nhiều tiểu bang nới lỏng các hạn chế giúp hệ thống cửa hàng bản lẻ truyền thống tại đây cải thiện dòng tiền, chuỗi cung ứng cũng dần phục hồi trở lại.

Châu Mỹ Latinh sẽ là khu vực kém may mắn nhất với dịch bệnh Covid-19 tiếp tục gia tăng thách thức cho nền kinh tế vốn đã bất ổn, dự kiến tạo sự sụt giảm lớn vì người tiêu dùng buộc phải ưu tiên chi tiền cho các nhu yếu phẩm.

Báo cáo ngành thương mại điện tử toàn cầu năm 2020 nhận định khả năng các quốc gia và khu vực nhất định sẽ ghi nhận doanh số bán lẻ thương mại điện tử sụt giảm. Đồng thời, eMarketer dự báo ngành thương mại điện tử sẽ còn tiếp tục bất tương đồng và tụt dốc cả trên khía cạnh toàn cầu và từng quốc gia, trong nửa còn lại của năm.

chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.