Ông Trịnh Văn Quyết lấy đâu 700 tỷ 'đóng cọc' cho Viet Bamboo Airways?

Thông tin FLC đề xuất thành lập hãng hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airways) đã khuấy động cộng đồng mạng trong thời gian gần đây. Dư luận tò mò đặt ra câu hỏi, với chỉ 339 tỷ đồng "tiền tươi thóc thật", công ty của ông Trịnh Văn Quyết lấy đâu ra tiền để "đặt cọc".

FLC muốn bảo lãnh "chay"

Cuối tháng 5, tỷ phú Trịnh Văn Quyết và công ty cổ phần Tập đoàn FLC khiến cộng đồng mạng xôn xao khi công bố lấn sân sang hàng không. Theo đó, FLC sẽ chi 700 tỷ đồng lập hãng hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines).

FLC sẽ sở hữu 100% Viet Bamboo Airlines và giao ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc FLC, làm người đại diện quản lý phần vốn góp của FLC tại Viet Bamboo Airlines.

Để khẳng định quyết tâm của mình, trao đổi với Reuters bên lề một sự kiện ở Singapore, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC, cho biết Viet Bamboo Airlines sẽ có một đội bay bao gồm khoảng 7 chiếc máy bay vào năm 2018 và sẽ tăng thêm vào năm 2019.

Ông Quyết cho biết thêm FLC đang làm việc với Airbus để thuê khoảng 7 chiếc máy bay của hãng này vào năm 2018.

ong trinh van quyet lay dau 700 ty dong coc cho viet bamboo airways 36374

Trước những thông tin này, cổ đông tin vào đợt lấn sân ngoạn mục của FLC. Thế nhưng, dự án "khủng" Viet Bamboo Airlines bất ngờ ồn ào ngoài dự kiến khi có tin cho rằng Cục Hàng không Việt Nam đã trả lại hồ sơ xin cấp phép thành lập của hãng hàng không này.

Dù Cục Hàng không đã lên tiếng phủ nhận tin đồn này, Viet Bamboo Airlines vẫn bị chú ý vì thông tin FLC "quên đặt cọc" cho Tre Việt.

Theo quy định của Luật hàng không và Nghị định 92 năm 2016, doanh nghiệp chỉ được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi đáp ứng đủ điều kiện, đặc biệt là điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ.

Điều kiện cụ thể về vốn yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng về khoản tiền mà tổ chức tín dụng phong tỏa của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép. Khoản tiền này chỉ được giải phóng khi tổ chức, cá nhân được cấp phép hoặc có văn bản thông báo việc bị từ chối cấp phép.

Hay nói cách khác là doanh nghiệp phải nộp "tiền thật" - tiền mặt - vào tài khoản ngân hàng tại thời điểm lập hồ sơ xin cấp phép.

Thế nhưng, FLC có nêu vấn đề tập đoàn này cam kết bảo lãnh về việc Viet Bamboo Airlines có đủ nguồn vốn để được cấp phép kinh doanh vận tải hàng không. Nghĩa là FLC bảo lãnh "chay" chứ không nộp "tiền tươi thóc thật" cho Tre Việt.

Tuy nhiên, điều kiện về vốn điều lệ là tiền/tài sản thật được phong tỏa tại ngân hàng mới là điều kiện tiên quyết theo quy đinh của pháp luật chứ không phải cam kết bảo lãnh của công ty mẹ đối với công ty con.

Lấy tiền đâu để "đặt cọc"?

Dư luận cho rằng, một trong những lý do khiến FLC chưa thực hiện lập văn bản xác nhận vốn cho Viet Bamboo Airlines có thể là tập đoàn này không quá dư dả tiền mặt dù ông chủ Trịnh Văn Quyết đang là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam với tài sản tính theo trị giá cổ phiếu lên tới 25.298 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2017 của FLC, tại thời điểm cuối kỳ, tiền và các khoản tương đương tiền của FLC chỉ là 339 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 661 tỷ đồng hồi đầu năm 2017. Số tiền này chỉ bằng 50% tổng số vốn điều lệ 700 tỷ đồng mà Viet Bamboo Airlines đăng ký. Vì vậy, có thể thấy, lượng tiền mặt của cả tập đoàn FLC tính ra không đủ "đặt cọc" cho hãng hàng không này.

Nếu nhìn vào bản báo cáo tài chính này thì để có thêm lượng tiền mặt dồi dào, FLC có thể trông chờ vào doanh thu. Tuy nhiên, doanh thu mà FLC có được phải dùng để trang trải nhiều chi phí, trong đó có những chi phí rất lớn như lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp...

Ví dụ như trong quý 1, sau khi trang trải các chi phí, FLC chỉ còn giữ được 153 tỷ đồng tiền lãi.

Cũng có 1 khoản nữa mà FLC có thể trông mong chính là "phải thu về cho vay". Cuối quý 1, chỉ tiêu này đạt tới 5.238 tỷ đồng. Trong đó 2 "con nợ" lớn nhất là công ty cổ phần vật tư thiết bị và xây dựng đô thành Hà Nội (1.486 tỷ đồng) và công ty TNHH đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Vietexco (1.271 tỷ đồng).

Vietexco từng là cổ đông lớn của FLC và có trụ sở cùng tòa nhà với FLC. Công ty còn lại mới thành lập từ 19/4/2016. Địa chỉ chủ sở hữu công ty này là Tòa nhà FLC Landmark Tower.

Còn 1 phương án tìm kiếm vốn nữa cho FLC để có thể nhìn thấy tiền mặt dồi dào trong tài khoản công ty, để dư dả "đặt cọc" cho Viet Bamboo Airlines chính là vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại, khoản nợ vay của FLC đã tương đối lớn. Cuối quý 1, tổng nợ của FLC là 3.929 tỷ đồng. Khoản nợ này khiến FLC gánh chi phí lãi vay trong quý 1 là 58 tỷ đồng.

Khi các công tác về chuẩn bị vốn để hoàn thiện hồ sơ thành lập hãng chưa có thông tin mới, thì ngày 20/6, ban lãnh đạo Tập đoàn FLC đã làm việc và tiến tới ký thỏa thuận về các điều kiện hợp tác với Boeing để lên kế hoạch đặt mua 10 máy bay thương mại 737 Max 9 và 5 máy bay 777X. Nếu thương vụ hoàn tất, Bamboo Airways sẽ sở hữu 10 chiếc máy bay này trong giai đoạn ‎2018- 2020. Riêng 5 máy bay Boeing 777X sẽ được bàn giao từ 2020 trở đi nhằm phục vụ các đường bay quốc tế.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.