Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long... Cuộc đua để thay đổi chính mình

Các tỉ phú hàng đầu Việt Nam có những dự án bước ngoặt trong năm Mậu Tuất trên con đường tìm kiếm sự vĩ đại. Trong khi ông Phạm Nhật Vượng chuyển hướng sang lĩnh vực công nghệ, thì ông Trịnh Văn Quyết ra mắt hãng hàng không mới.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là triển vọng tương lai. Vinamilk là doanh nghiệp đầu ngành có triển vọng sáng sủa, Vietcombank là doanh nghiệp vô đối về lợi nhuận, có cơ hội thu lời tỉ USD ngay trong năm 2019. Còn Vingroup của tỉ phú Vượng có một cơ hội bứt phá lớn hơn để trở nên vĩ đại.

Trên thế giới, nhiều doanh nghiệp có những bước bứt phá ngoạn mục để trở nên vĩ đại, trở thành trụ cột cho nền kinh tế quốc gia. Amazon của tỉ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos đi lên nhờ công nghệ thương mại điện tử. Doanh nghiệp này như một đế chế, có quy mô lớn, có luật lệ và quyền lực như, thậm chí lớn hơn một số quốc gia.

Với Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng, cú bứt phá trong năm Mậu Tuất là một bước ngoặt. Nó đánh dấu sự nỗ lực khó tưởng tượng của một doanh nhân Việt. Tuy nhiên cũng cần có thời gian để đế chế này đột phá lên một tầm cao mới.

pham nhat vuong tran dinh long cuoc dua de thay doi chinh minh
3 tỉ phú USD Việt: Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Đăng Quang.

Hướng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ có thể là một bước đi đúng đắn, nhưng tất cả mới chỉ là ban đầu. Vingroup gần đây dồn dập thành lập các công ty công nghệ, thành lập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu phát triển các nguyên vật liệu thế hệ mới. Vingroup cũng đã thành lập hai viện nghiên cứu là: Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT). Đây là tiền đề cho một cú bứt phá mới trong tương lai.

Cũng trong vài năm gần đây, khát vọng của doanh nhân Việt lớn lao hơn. Giấc mơ bay của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo đã làm nên một hãng hàng không VietJet có vốn hóa 4-5 tỉ USD. Bà Thảo trở thành nữ tỉ phú số một Đông Nam Á với tài sản 2-3 tỉ USD.

Ông Trần Đình Long dồn tiền cho một dự án thép khủng với mục tiêu “cao lớn gấp 2” so với hiện tại và bước vào top đầu các ông lớn ngành thép quốc tế.. Ông Nguyễn Đăng Quang cũng đã nhanh chóng trở thành tỉ phú USD và mở rộng đế chế Masan với thực phẩm, tài chính và khoáng sản là thế mạnh. Ông Trần Bá Dương cùng Bầu Đức xây dựng đế chế nông nghiệp.

Trong năm qua, giấc mơ bay của ông Trịnh Văn Quyết cũng đã thành công với sự xuất hiện của hãng hàng không Bamboo Airways. Bamboo Airways sẽ khai thác 37 đường bay kết nối tất cả thành phố lớn và điểm đến du lịch nổi tiếng tại Việt Nam và quốc tế trong năm 2019, trong đó có các khu nghỉ dưỡng và sân golf của đại gia gốc Vĩnh Phúc.

Mỗi người một tham vọng. Có người làm một lúc nhiều việc, nhiều dự án, có người dồn sức cho một mục tiêu. Nhưng doanh nhân Việt có cùng một điểm chung là đều đang rất nỗ lực cho một cuộc đua với chính mình để bứt phá, lớn lên mạnh mẽ để ghi dấu lịch sử. Với sự phát triển dữ dội của cuộc cách mạng lần thứ 4, cơ hội để các doanh nhân Việt tạo ra những công ty lớn ngày càng rõ hơn bao giờ hết.

pham nhat vuong tran dinh long cuoc dua de thay doi chinh minh Tỉ phú làng đua xe F1 kiện cựu con rể vì khoản nợ 89.000 bảng Anh

Tỉ phú Bernie Ecclestone kiện cựu con rể James Stunt ra tòa vì khoản nợ 89.000 bảng Anh liên quan đến việc kinh doanh đồng ...

pham nhat vuong tran dinh long cuoc dua de thay doi chinh minh Những tỉ phú thế giới tuổi Hợi

CEO Tesla - Elon Musk, đồng sáng lập Instagram Kevin Systrom và người thừa kế hãng thời trang H&M đều sinh năm Hợi.

pham nhat vuong tran dinh long cuoc dua de thay doi chinh minh Chuyện thừa kế của các tỉ phú hơn 90 tuổi ở châu Á

Châu Á hiện có 8 tỉ phú từ 90 tuổi trở lên, với tổng tài sản 125 tỉ USD.

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.