Tin tức
Tìm theo ngày
Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương mới nhất

Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương mới nhất

Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương sẽ cập nhật đầy đủ những nội dung liên quan đến các khu vực đất có thể được sử dụng để quy hoạch xây dựng các tuyến đường giao thông tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Thông tin quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương

Thông tin quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương sẽ cập nhật đầy đủ những nội dung liên quan đến các khu vực quy hoạch tại 4 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- 4 thành phố bao gồm: Thành phố Thủ Dầu Một, Thành phố Dĩ An, Thành phố Tân Uyên, Thành phố Thuận An.

- Một thị xã là Thị xã Bến Cát.

- 4 huyện là: huyện Bàu Bảng, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng và huyện Phú Giáo.

Bên cạnh đó, quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương cũng sẽ cung cấp những thông tin đáng chú ý sau đây:

- Hình ảnh tỉnh Bình Dương trên bản đồ Google vệ tinh.

- Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bình Dương đến năm 2030.

- Ký hiệu giao thông trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Giao thông tại tỉnh Bình Dương hiện nay

Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng.

Đường bộ: Quốc lộ 13 là con đường chiến lược quan trọng xuất phát từ TP HCM nối Campuchia xuyên đến biên giới Thái Lan và Lào. Con đường có ý nghĩa chiến lược về cả quân sự và kinh tế. Đường Quốc lộ 14 là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Tỉnh lộ 741 từ Thủ Dầu Một đi Phước Long... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.

Đường thủy: Bình Dương nằm giữa ba con sông lớn, có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Đường sắt: Tỉnh có hai nhà ga là ga Sóng Thần và ga Dĩ An theo tuyến đường sắt Bắc Nam.

Đường hàng không: Sân bay Phú Lợi và sân bay Phú Giáo là hai sân bay của tỉnh, được dùng cho mục đích quân sự. Bình Dương cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ 10 - 15 km.

Mục đích chính của quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương

Quy hoạch giao thông hay quy hoạch đất giao thông là vùng đất đã được khoanh vùng cho mục đích sử dụng là giao thông.

Cùng với lộ giới, quy hoạch đất giao thông tỉnh Bình Dương là một trong những vấn đề ít ai để ý nhưng nó thật sự quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sở hữu đất. Do vậy, việc tìm hiểu và nắm bắt những quy định hiện hành liên quan đến quy hoạch đất giao thông là thật sự cần thiết đối với mỗi người dân, nhất là người dân ở các thành phố lớn của tỉnh Bình Dương. Thông qua đó, mục đích chính của việc quy hoạch giao thông là nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng và ổn định đời sống của người dân.

Tổng hợp những khu vực quy hoạch giao thông tại tỉnh Bình Dương

Về quy hoạch giao thông, 26/6/2012 UBND tỉnh Bình Dương ban hành quyết định số 1701/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo quyết định 1701 nói trên, quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương cụ thể như sau:

Đường bộ: Đại lộ Bình Dương 1 (từ cầu Vĩnh Bình đến cầu Tham Rớt): Tiếp tục giữ vai trò trục hướng tâm vùng thành phố Hồ Chí Minh và là trục giao thông đô thị huyết mạch đối với Bình Dương. Giai đoạn 2012-2015 xây dựng đường trên cao kết nối vào giao thông vùng TP.HCM.

Đại lộ Bình Dương 2 ( đường ĐT743 từ Sóng Thần đến ĐT747, đi Cổng Xanh): Là trục giao thông cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành qua địa bàn tỉnh Bình Dương và là trục chính đô thị. Giai đoạn 2020, nâng cấp mở rộng kết nối với đường Mỹ Phước Tân Vạn tại giao lộ Bàu Bàng - Bố Lá. Giai đoạn 2030, tiếp tục xây dựng đường cao tốc vùng về phía Bắc đi Chơn Thành - Bình Phước theo dự án của Bộ Giao thông Vận tải. Trong giai đoạn này đoạn từ Sóng Thần đến giao lộ vành đai 4 được xây dựng trên cao.

Xây dựng tuyến N2 - đường Hồ Chí Minh: qua Bình Dương theo dự án Bộ Giao thông Vận tải.

Đường vành đai 3, 4 đoạn qua Bình Dương: xây dựng vành đai 4 theo hướng hiện đại 10 làn xe. Xây dựng vành đai 3 theo dự án của Bộ Giao thông Vận tải.

Kết nối đường trên cao Vành đai 3, Vành đai 4 với đường trên cao Đại lộ Bình Dương 1, Đại lộ Bình Dương 2 thành hệ thống đường trên cao.

Quốc lộ 1K, xa lộ Hà Nội đoạn qua Bình Dương: chuyển theo tiêu chuẩn đường đô thị.

Đường Mỹ Phước - Tân Vạn: Đi từ Tân Vạn, qua Mỹ Phước, đến giao lộ Bàu Bàng - Bố Lá.

Xây dựng mới tuyến vành đai trong (vành đai 5) của Bình Dương nối tự cầu Thủ Biên (phía Đông) đi Bàu Bàng vòng ve phía Tây vượt sông Sài Gòn tại cầu Bến Súc. Xây dựng mới tuyến vành đai ngoài (vành đai 6) của Bình Dương nối từ vành đai 4 đi Tân Thành - Phước Vĩnh về phía Bắc nối với tuyến N2, Dầu Tiếng về phía Tây.

Nâng cấp, mở rộng kết hợp làm mới hoàn chỉnh hệ thống đường đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại; xây dựng các nút giao thông khác cốt trên các trục chính đô thị. Kiểm soát và dành đủ quỹ bố trí bến bãi đậu xe.

Đường sắt: Xây dựng mới tuyến đường sắt xuyên Á Dĩ An - Lộc Ninh và tuyến Sài Gòn-Mỹ Tho theo dự án của Bộ Giao thông Vận tải.

Đường thủy: Đưa vào khai thác vận chuyển hàng hóa, hành khách phục vụ du lịch trên ba tuyến sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Tính gắn với hệ thống cảng.

Như vậy, thông tin về quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương sẽ giúp người dân nhận biết được các dự án giao thông nào sẽ được triển khai trên địa bàn như: Đường giao thông, đường sắt đô thị, cầu vượt, độ rộng các tuyến đường,...