Tags

Quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế

Tìm theo ngày
Quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế mới nhất

Quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế mới nhất

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những có hệ thống mạng lưới giao thông đa dạng, thuận tiện, tính kết nối cao và mất ít thời gian di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Vậy quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế có điểm gì mới đáng chú ý? Hãy cùng tìm hiểu nội dung sau:

Tổng quan về hệ thống giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế (còn được viết là Thừa Thiên – Huế) là một tỉnh ven biển nằm ở cực nam của vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung, Việt Nam. Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội 660 km về phía nam, cách thành phố Đà Nẵng 94 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.050 km về phía bắc theo đường Quốc lộ 1A. Tổng diện tích là 5.048,2 km².

Tỉnh Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý như sau:

- Phía đông giáp biển Đông;

- Phía tây giáp tỉnh Saravane thuộc Lào và giáp tỉnh Quảng Trị;

- Phía nam giáp tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và giáp tỉnh Sekong thuộc Lào;

- Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị và biển Đông.

Hệ thống mạng lưới giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế

Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như quốc lộ 49 (tuyến đường huyết mạch nối từ cảng Thuận An qua thành phố Huế lên huyện miền núi A Lưới, quốc lộ 49B (kết nối các xã, phường ven biển), tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15, 18 và các tỉnh lộ khác.

Quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế gồm nội dung gì?

Quy hoạch phát triển giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có những nội dung chủ yếu như sau:

Quan điểm phát triển

- Phát triển giao thông vận tải tạo động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển Quy hoạch giao thông vận tải phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh, các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phát triển giao thông vận tải phải liên hoàn, thông suốt, kết nối hợp lý với hệ thống giao thông quốc gia và khu vực.

- Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, đa dạng hóa nguồn vốn đầu t­ư, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư­ hiệu quả.

Mục tiêu quy hoạch

- Về vận tải: Đáp ứng được nhu cầu vận chuyển 15 triệu tấn hàng hóa và 24 triệu hành khách về sản lượng vận chuyển 4.237 triệu T.Km hàng hóa và 3.313 triệu HK.Km về sản lượng luân chuyển với chất lượng cao và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, hạn chế ô nhiễm môi trường tổ chức vận tải hợp lý, phát triển vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics.

- Kết cấu hạ tầng giao thông: Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Tiếp tục xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quy hoạch.

+ Đường bộ: Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tiếp tục xây dựng các đoạn tuyến cao tốc; đường đô thị; đường vành đai. Hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được bảo trì kỹ thuật theo kế hoạch; 100% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tối thiểu loại A.

+ Đường thủy nội địa: Hoàn thiện đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải thủy chính sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần, tuyến phá Tam Giang đến đầm Cầu Hai đạt tiêu chuẩn cấp III. Đầu tư cải tạo nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị tại các cảng, bến bốc xếp, bến khách ngang sông, bến tàu thuyền du lịch trọng yếu trên địa bàn tỉnh.

+ Cảng biển: Tiếp tục nâng cấp cảng biển Thừa Thiên Huế trên cơ sở tăng trưởng về nhu cầu vận tải.

+ Đường sắt: Hoàn thành nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có và nghiên cứu, đầu tư một số tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đường sắt đã được phê duyệt.

+ Cảng hàng không quốc tế Phú Bài: Tiếp tục phát triển cảng hàng không quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E, có các đường bay quốc tế tới khu vực ASEAN, Đông Dương, Đông Bắc Á.

Phương án quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế

Phương án quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế được triển khai gồm có đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy bến cảng luồng tuyến vận tải thủy và logistic. Cụ thể:

1. Tuyến đường kết nối từ khu B - An Vân Dương đến thị trấn Phú Đa dài 9,6km. Điểm đầu tại nút giao đường Tỉnh lộ 28 với đường quy hoạch mặt cắt 60m khu B - An Vân Dương, điểm cuối tại đường Nguyễn Đức Xuyên với Tỉnh lộ 10.

Hướng tuyến: Tuyến nối từ Khu B - An Vân Dương - Giao Tỉnh lộ 3 - Trung tâm Phú Lương - Giao đường Nguyễn Đức Xuyên với Tỉnh lộ 10.

Quy mô mặt cắt ngang: Đoạn từ đầu tuyến đến hết phạm vi thành phố Huế (xã Thủy Vân) có mặt cắt ngang rộng 60m, đoạn còn lại mặt cắt ngang rộng 36m.

2. Tuyến đường kết nối từ trung tâm thành phố Huế đến thị trấn Phú Đa dài 3,9km. Điểm đầu tại nút giao đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, điểm cuối giao tuyến đường kết nối từ khu B - An Vân Dương đến thị trấn Phú Đa.

Hướng tuyến: Tuyến nối từ nút giao đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài - Giao Tỉnh lộ 3 tại Trung Chánh (Phú Hồ) - Giao với Tuyến đường kết nối từ khu B - An Vân Dương đến thị trấn Phú Đa. Quy mô mặt cắt ngang toàn tuyến là 36m.

3. Cầu qua phá Tam Giang nối Phú Đa đi xã Vinh Xuân dài 3,0km (trong đó chiều dài cầu là 1,4km, chiều dài đường dẫn là 1,6km). Điểm đầu tiếp nối đường Võ Phi Trắng, điểm cuối giao QL49B.

Hướng tuyến từ đường Võ Phi Trắng (mặt cắt 36m) đi thẳng vượt qua Phá Tam Giang đến giao quốc lộ 49B. Quy mô mặt cắt ngang đường dẫn 36m, chiều rộng cầu được nghiên cứu đề xuất trong quá trình thiết kế.

Hy vọng từ những thông tin hữu ích được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu biết chính xác hơn về Quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế.