Những “bức tường” tiền tỷ
Vừa qua, trên các mạng xã hội xuất hiện một bức ảnh rao bán đất với nội dung: “Tại đây bán thửa đất 5,3m2 (dài 18,7m, rộng 0,28m) giá 20 tỷ”. Bên dưới tờ quảng cáo bán đất có kèm theo số điện thoại để người mua liên hệ.
Một thửa đất rộng 0,28m được rao bán với giá 20 tỷ |
Nếu có người mua thì diện tích mảnh đất trên chỉ xây được một bức tường rộng 28cm, dài 18,7m.Tính theo giá của chủ nhân mảnh đất đưa ra thì “bức tường” này được rao bán với giá gần 4 tỷ đồng/m2.
Sau khi PV tìm đến địa chỉ trên, tờ quảng cáo đã được tháo bỏ. Cạnh chiếc cổng sắt từng treo tờ giấy rao bán đất là bức tường ghi dòng chữ “Tại đây bán đất, 0903401xxx”. Tuy nhiên phía trên dòng chữ rao bán đất lại là dòng “đất tranh chấp, không giao dịch” màu xanh được viết to hơn.
Tờ quảng cáo bán đất đã bị được gỡ bỏ (Ảnh: Giang Trịnh) |
Theo một người dân, tờ quảng cáo bán thửa đất 20 tỷ được treo lên chưa được một ngày thì bị tháo xuống. Gọi cho ông L- người rao bán thửa đất trên, PV nhận được câu trả lời xác nhận “đã bán”.
Trước đó, một một bức tường tại đường Nguyễn Văn Huyên với chiều dài 10,85m, rộng 0,14m, diện tích 1,7m2 cũng được rao bán với giá 1 tỷ đồng. Chủ nhân của mảnh đất là ông Nguyễn Phương Châm.
Theo ông Châm, ông không có ý định xây nhà siêu mỏng, siêu méo mà muốn bán bức tường đó cho nhà hàng xóm cạnh gia đình ông Châm.
Ông Châm cho biết, mức giá ban đầu được đưa ra là 400 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận không thành và tính theo giá thị trường, ông Châm cho rằng mức giá hơn 1 tỷ đồng mới hợp lý.
Không nên ác cảm với người bán
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Đực- Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết, chuyện miếng đất giá trị hay không phụ thuộc vào giá trị sử dụng của mảnh đất đó.
“Mảnh đất này được sử dụng làm gì, ở vị trí nào thì sẽ có giá tương xứng. Khi người ta rao 20 tỷ thì nó phải có cơ sở. Tuy rằng lô đất có chiều sâu 0,28m, dài 17m nhưng sau lưng nó là một mảnh đất lớn nhưng không có đường ra thì giá 20 tỷ cũng không phải là đắt. Bởi nó giống một cánh cửa để mở ra chân trời mới”, ông Đực nói.
Ông Nguyễn Văn Đực- Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành (Ảnh: Infonet) |
“Tôi có miếng đất sau lưng miếng này, nhưng tôi không có mặt tiền đi ra Nguyễn Văn Huyên. Tôi mua là mua cánh cửa miếng để mở ra được mặt đường Nguyễn Văn Huyên làm tăng giá miếng đất lên 30 tỷ. Và chúng tôi sẽ sẵn sàng mua cánh cửa đó với giá 20 tỷ”, ông Đực giải thích.
Ông Nguyễn Văn Đực cũng cho rằng, giá trị miếng đất không chỉ là diện tích mà còn là hiệu quả của nó đem lại cho những người lân cận.
“Ví dụ, ngôi nhà sau lưng miếng đất đấy quay vào hẻm, hoặc ngôi nhà nào đó có một đầu trong hẻm không thể ra mặt tiền Nguyễn Văn Huyên thì nhờ cánh cửa này miếng đất đó sẽ tăng lên gấp 3,4 lần”, ông Đực phân tích thêm.
Liên quan tới vụ việc rao bán “bức tường” giá 20 tỷ, ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, nền kinh tế hiện nay phát triển theo cơ chế thị trường, thuận mua vừa bán, bình đẳng trong giao dịch.
“Một bên có quyền nêu giá và một bên có quyền trả giá. Bởi vì bên nêu giá người ta có lợi thế chính là ở mặt tiền, họ biết rõ nhu cầu của người cần mua là nằm bên cạnh họ, rất cần mặt tiền đó”, ông Lê Hoàng Châu nói.
Theo ông Châu, chuyện “bắt chẹt’ nhau khi giao dịch mua bán là chuyện bình thường, không nên coi đó là chuyện cá biệt.
“Chỉ có điều tại sao họ lại ‘bắt chẹt’ được là vì họ án ngữ mặt tiền. Bên kia rất cần miếng đất nhỏ xíu đó để từ vị trí phía sau mặt tiền trở thành mặt tiền. Điều đó có nghĩa, toàn bộ diện tích hiện hữu của họ có thể có diện tích rất lớn, có thể gấp hàng chục hoặc hàng vài chục lần mảnh đất nhỏ xíu này”, ông Châu phân tích.
Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) (Ảnh: baodauthau) |
“Khi đó miếng đất của họ cộng với mảnh đất chút xíu này trở thành một miếng đất mặt tiền rất lớn. Nên người đặt giá gọi là kêu giá rất lớn họ cũng là người rất biết tính toán”, ông Châu phân tích thêm.
Về phía người mua, ông Châu cho rằng: “Khi nhận thấy mức giá sau khi mua miếng đất đó và hợp thửa với miếng đất của họ thì giá trị của miếng đất kia sẽ lên cỡ bao nhiêu, họ phải làm bài toán kinh tế thôi”.
“Ví dụ tôi là chủ miếng đất bên trong, tôi có 200m2 đất và miếng đất bên đây chỉ 20m2. Nhưng khi cộng 20m2 này vào miếng đất kia tôi sẽ có 220m2, và sẽ à 220m2 mặt tiền. Như vậy, giá trị bên trong sẽ hoàn toàn khác khi toàn bộ miếng khi ra mặt tiền. Giá trị thương quyền hoàn toàn khác”, ông Châu nêu.
“Bên trong họ quá muốn mua, bên ngoài tâm lý tôi ở mặt tiền tôi bắt chẹt. Quan hệ cung cầu phụ thuộc vào tâm lý tại thời điểm giao dịch .Tôi nghĩ không nên ác cảm với người bán trong trường hợp này", ông Châu nói.
Qua vụ việc này, ông Lê Hoàng Châu cũng khẳng định, nếu nhà nước lấy đơn giá này để áp cho toàn bộ mặt tiền đường Nguyễn Văn Huyên thì sẽ không phù hợp.
Dải đất 28 cm ở Hà Nội được chủ rao bán 20 tỉ đồng
Dải đất của ông Tuân (Cầu Giấy, Hà Nội) rộng bằng một bức tường nhưng được rao giá "khủng" do án ngữ ở mặt đường. |
Đất tại khu 'quy hoạch treo' có làm được 'sổ đỏ' không?
Theo quy định, có thể hiểu những khu đất quy hoạch mà sau 3 năm không thực hiện và cũng không điều chỉnh hoặc hủy ... |