Sony sẽ rút mảng di động khỏi thị trường Đông Nam Á

Hãng dần đóng cửa mảng kinh doanh di động tại Đông Nam Á trước sự đe dọa của các đối thủ mạnh từ Trung Quốc. Chiến lược kinh doanh không phù hợp và “bảo thủ” về thiết kế cũng là nguyên nhân dần giết chết ông lớn một thời này.

Sau một thời gian dài im ắng, Sony mới đây lại tiếp tục tái khẳng định cam kết của mình đối với việc kinh doanh mảng điện thoại di động bên cạnh phân khúc điện máy. Tuy nhiên, hãng dự định phát triển mảng này ở thị trường nào thì vẫn còn là dấu hỏi lớn.

Trong khi đó, theo nguồn tin của Slashgear, ông lớn ở thị trường điện thoại từng làm mưa làm gió một thời này có thể rút khỏi một số thị trường nhất định như Đông Nam Á và Trung Đông.

Nguyên nhân mà tờ này đưa ra là do Sony đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các nhà sản xuất điện thoại thông minh thuộc phân khúc giá rẻ từ Trung Quốc.

sony se rut mang di dong khoi thi truong dong nam a
Hiện trên 2 website của hệ thống bán lẻ điện thoại di động hàng đầu là Thế Giới Di Động và FPT, các sản phẩm của Sony đều trong tình trạng “tạm thời hết hàng” hoặc “ngừng kinh doanh”.

“Hết năm này qua năm khác, đại gia điện thoại thông minh này đã thất bại không chỉ không chỉ về lợi nhuận mà là hình ảnh thương hiệu về lâu dài”, Slashgear đánh giá.

Dù Sony âm thầm rút mảng kinh doanh di động khỏi Đông Nam Á thì động thái này vẫn được cho là không quá bất ngờ. Bởi trước đó, tại thị trường Malaysia, các cửa hàng chính thức lẫn thông tin về những chiếc điện thoại Sony trên website nước này cũng đã bị xóa sạch.

Tương tự, cũng có một số báo cáo về việc Sony thoái lui tại nhiều thị trường khác như Singapore, hay thậm chí các nước Trung Đông, và kết quả có thể nhiều hơn thế. Tuy nhiên, hãng điện thoại này cũng tiếp tục mở một số cửa hàng tại Philippines.

Chiến lược kinh doanh di động của Sony được cho là chưa phù hợp với khu vực Đông Nam Á ngay từ đầu, cả về phân khúc khách hàng lẫn thiết kế.

Đơn cử, chiếc điện thoại Sony Xperia nhắm đến phân khúc cao cấp và luôn được định giá cao, thậm chí cao hơn so với đối thủ. Tuy nhiên, thực tế, các tính năng của nó có thể không bằng những chiếc điện thoại ngang tầm. Đồng thời, Đông Nam Á là khu vực hiện trong giai đoạn đang phát triển, việc nhắm phân khúc cao cấp có thể chưa hợp lí.

Ngoài ra, Sony khá an toàn và truyền thống với những thiết kế cũ, trong khi các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các hãng điện thoại giá rẻ Trung Quốc, luôn làm mới mình để tiếp cận khách hàng trẻ. Việc cố gắng thay đổi về thiết kế của Sony nhắm đến nhóm đối tượng này được xem là khá ít và muộn màng so với mặt bằng chung.

Sony đã nhiều lần bị đồn là sẽ rời khỏi các thị trường, đặc biệt là những thị trường mới nổi, giống như họ đã đóng cửa những điểm kinh doanh ở Mỹ vài năm trước.

Nếu việc xảy ra, Sony vẫn có thể tiếp tục bán lẻ theo các kênh phân phối khác, đơn cử như Amazon. Tuy nhiên, việc này khá khó khăn, bởi đây là mặt hàng đòi hỏi phải có độ phủ rộng và sự trải nghiệm của khách hàng.

Tại Việt Nam, Sony cũng từng vướng nghi vấn âm thầm rời bỏ thị trường từ cuối năm 2018. Hiện trên 2 website của hệ thống bán lẻ điện thoại di động hàng đầu là Thế Giới Di Động và FPT, các sản phẩm của Sony đều trong tình trạng “tạm thời hết hàng” hoặc “ngừng kinh doanh”.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.