Sốt đất đầu năm: Vùng đất bình lặng nhất cũng sốt

Nhắc đến Huế, phần lớn mọi người liên tưởng đến sự mộng mơ, bình yên của đất cố đô. Thế nhưng vùng đất tưởng chừng yên ả, bình lặng ấy cũng “nổi sóng” trong cơn sốt đất thời điểm đầu năm. Cơn sốt nóng của thị trường bất động sản Huế đã buộc chính quyền phải vào cuộc.

Ngày 24/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030. Theo Quyết định này, Thừa Thiên - Huế sẽ trở thành TP trực thuộc Trung ương. 

Ngay lập tức, thông tin này đã kích thích thị trường bất động sản Thừa Thiên - Huế vốn bình lặng và hiếm khi bị xáo động bởi các cuộc làm sóng thị trường trên diện rộng của môi giới, đầu cơ.

Một đặc điểm tính cách nổi bật của người Huế là sự kín đáo và trầm lặng. Trong đầu tư bất động sản, người dân nơi đây có xu hướng chọn sự an toàn là đầu tư lâu dài. Họ mua đất như của để dành, để đó, chờ quá trình phát triển đô thị hóa, đất thiết lập mặt bằng giá mới và bán đi. 

Họ không quen hoặc chưa quen với những cuộc đầu tư chớp nhoáng, lướt sóng bán kiếm lời như giới đầu tư đến từ các TP mà thị trường bất động sản vốn sôi động lâu nay như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa). 

Thế nhưng cách thức tạo nên cơn sốt đầu năm ăn theo thông tin Thừa Thiên - Huế trở thành TP trực thuộc Trung ương có bóng dáng của những cuộc lướt sóng chớp nhoáng với sự góp mặt đông đảo của các nhà đầu tư đến từ các vùng lân cận và các nhà đầu tư ở địa phương.

Tâm điểm của cơn sốt đất là khu vực thành thị. Đất ở khu vực TP Huế ghi nhận sự tăng giá mạnh so với cuối năm ngoái. 

Tuy nhiên, mức tăng so với các vùng nóng sốt khác trên cả nước thời điểm đầu năm cũng “hiền hòa” hơn. Thay vì tăng “dựng đứng” lên tới 100%, 200%, mức tăng phổ biến ở TP Huế dao động chủ yếu 20 - 30%.

Sốt đất đầu năm: Vùng đất bình lặng nhất cũng sốt - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản Huế nổi sóng thời điểm đầu năm. (Ảnh: batdongsan.com.vn).

Tháng 10/2020, đất đường Nguyễn Lộ Trạch (phường Phú Xuân, Huế) được rao bán phổ biến 18 - 20 triệu đồng/m2 thì trong cơn nóng của thị trường, giá đất được nhiều môi giới chào bán 22 - 26 triệu đồng/m2. 

Cá biệt, cũng con đường này, có một số lô đất cũng tương đương diện tích, vị trí, có môi giới chào bán lên tới 28-30 triệu đồng/m2. Đất hai ô tô tránh nhau thuộc phường Kim Long, giá cuối năm ngoái chào bán chỉ 16 - 17 triệu đồng/m2 thì đầu năm 2021, giá chào bán là 21-24 triệu đồng/m2. 

Đất gần chợ An Cựu (phường An Cựu), giá cũng tăng 17 - 19 triệu đồng/m2 lên mức 22 - 24 triệu đồng/m2. Đất mặt tiền Võ Văn Kiệt (phường An Tây) giá cũng tăng từ 20 - 21 triệu đồng/m2 lên mức 25 - 26 triệu đồng/m2. 

Đất tại nhiều kiệt (ngõ, hẻm) xe mát ở Huế cũng tăng khoảng 20% so với cuối năm ngoái, từ mức phổ biến 8 - 11 triệu đồng/m2 lên mức 10 - 13 triệu đồng/m2

Ở khu vực trung tâm TP cũng ghi nhận tình trạng tăng giá nhưng mức tăng nhẹ hơn, từ 10-15% so với thời điểm cuối năm ngoái. 

Đất kiệt ô tô Nguyễn Huệ, ngay gần trung tâm TP Huế, giá tăng 40 - 42 triệu đồng/m2 lên mức 44 - 46 triệu đồng/m2. Đất mặt tiền đường Chi Lăng cũng tăng 42 - 45 triệu đồng/m2 lên mức 46 - 50 triệu đồng/m2. 

Đáng chú ý, đất tại các khu vực vùng ven của thị xã Hương Thủy ghi nhận mức tăng mạnh nhất, tăng gấp đôi như đất quy hoạch ở Thuỷ Thanh, Thuỷ Vân tăng từ mức 7 - 8 triệu đồng/m2 lên mức 12 - 16 triệu đồng/m2.

Trước những diễn biến phức tạp của thị trường, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành chỉ thị số 15/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý giá đất và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh nhằm mục đích ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt đất, sốt giá và bong bóng bất động sản. 

Bên cạnh đó, chỉ thị cũng nhấn mạnh việc công khai, minh bạch thông tin, quy hoạch tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính,… tại địa phương.

Trước những động thái quyết liệt của chính quyền, cơn sốt đất ở Huế bắt đầu chững giá. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là sau khi chính quyền vào cuộc, giao dịch trên thị trường dù không quá sôi động nhưng vẫn diễn ra túc tắc. 

Cơn sốt đất đã khiến một số nhà đầu tư ở các vùng khác chú ý đến Huế nhiều hơn và nhận ra mặt bằng giá đất tại đây chưa bị những đợt sóng ảo đẩy lên quá cao như một số vùng miền nóng sốt khác, trong khi tiềm năng phát triển của Huế trong tương lai gần rất lớn. 

Ông Huỳnh Văn Tuấn, một nhà đầu tư đến từ TP HCM cho biết, trong đợt chững giá của thị trường Huế thời gian này, ông đã đến khảo sát thị trường và đợi khi thị trường quay đầu giảm giá sẽ xuống tiền với đất nơi đây.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.