Hiện tại, nguồn vốn và tài chính dành cho bất động sản và các hoạt động liên quan rất lớn. Nhà đầu tư có thể huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau như: ngân sách nhà nước, nguồn vốn nước ngoài, huy động từ thị trường vốn (chứng khoán, trái phép), huy động từ các đối tác (trả chậm, tín dụng thương mại,...).
Trong đó, một nguồn vốn rất lớn dành cho hoạt động bất động sản là từ các ngân hàng, theo ông Nguyễn Kim Chung – Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung ương, hiện nay nguồn tiền mỗi năm các ngân hàng dành cho đầu tư bất động sản từ 400.000 tỉ đồng đến 600.000 tỉ đồng. Chiếm 70% tổng số vốn của doanh nghiệp khi kinh doanh, xây dựng bất động sản.
Ngoài ra, nguồn vốn từ Quỹ tiết kiệm nhà ở hiện nay có 2.000 tỉ đồng. Gồm 800 tỉ đồng hỗ trợ nhà ở cho người có công (nhà bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhà cho liệt sĩ, thương binh, bệnh binh,...); 1.200 tỉ đồng dành cho phát triển nhà ở xã hội cũng là một kênh cung cấp vốn khá hiệu quả.
Nguồn vốn dành cho bất động sản hiện nay rất nhiều và đa dạng các kênh cung cấp. (Ảnh: Tạp chí tài chính) |
Trong năm 2018, Chính phủ cũng có kế hoạch giải ngân số tiền 1.000 tỉ đồng đối với chương trình cho người thu nhập thấp vay ưu đãi mua nhà ở xã hội. Trong đó, vốn nhà nước cấp là 500 tỉ đồng, ngân hàng chính sách xã hội tự huy động 500 tỉ đồng.
Với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI), thống kê đến hết tháng 4 năm 2018, FDI đăng ký đầu tư trong lĩnh vực bất động sản đạt 807.5 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn FDI đăng ký. Năm 2017, FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản đạt 3.05 tỉ USD.
Như vậy, hiện nay nguồn vốn dành cho hoạt động kinh doanh, xây dựng bất động sản rất lớn.
Mặc dù hiện tại nguồn vốn đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản có thể huy động được từ rất nhiều nguồn khác nhau với số tiền không hề nhỏ cho mỗi dự án. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng nguồn tiền này hiện nay còn chưa giúp phát huy được hết hiệu quả kinh tế.
Một số hạn chế trong hệ thống tài chính bất động sản hiện nay như: quỹ tiết kiệm nhà ở không phát triển được; hệ thống các định chế tài chính chưa đa dạng; rủi ro từ đòn bẩy tài chính (do phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng);
Ngoài ra, chưa có thị trường tài chính thức cấp (chứng khoán hóa bất động sản, mua bán chứng chỉ đầu tư bất động sản, mua bán nợ bất động sản,...); các thị trường liên quan như: vốn, vật liệu xây dựng, xây dựng, lao động,... phát triển chưa đồng bộ.
Do vậy, đây là một trong những tác nhân gây tồn kho và làm chậm tiến độ hoạt động kinh doanh, phát triển bất động sản; hệ thống thông tin, dự báo về thị trường bất động sản còn không thống nhất và thiếu tin cậy,...
Ngoài những bất cập và khó khăn trong chính sách, bản thân những doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực bất động sản còn gặp khó khăn do chưa biết cách tối ưu chuyển đổi nguồn vốn mình có thành hiệu quả kinh tế của dự án.
Ngoài nguyên nhân chủ quan do chính sách của nhà nước, bản thân các doanh nghiệp yếu kém cũng làm thất thoát nguồn vốn (Ảnh: VOV) |
Khánh Hòa ‘sốt’ condotel: Nơi của những 'ông lớn'
Theo thống kê của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, hiện Khánh Hòa có 64 dự án đầu tư về du lịch (35 dự án ... |
Ứng dụng công nghệ vào kinh doanh bất động sản: Đến thời của thực tế ảo?
Thị trường bất động sản Việt Nam đã áp dụng các tiến bộ mới của công nghệ thông tin, thực tế ảo,… vào hoạt động ... |
Xu hướng 'bắt tay để hợp lực' của các ông lớn trên thị trường bất động sản
Mới đây nhất, thị trường BĐS khu Nam được mệnh danh là vùng đất vàng cho những biểu tượng mới của bất động sản cao ... |
Thủ tướng: Thu hồi đất ở Thủ Thiêm, nếu sai phải cương quyết sửa
Thủ tướng giao TTCP làm rõ khiếu nại của dân Thủ Thiêm, nêu rõ quan điểm giải quyết là sai phải cương quyết sửa. |