Thoái hóa đốt sống cổ: triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị

 Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ xảy ra cao nhất ở những người ngồi làm việc lâu, đặc biệt là giới nhân viên văn phòng. 33% dân số ở độ tuổi ngoài 30 có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ, trong đó chiếm đến 55% là "dân văn phòng". 

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý thường gặp ở tuổi trung niên, nhưng hiện nay đây là căn bệnh đang có xu hướng trẻ hóa đáng báo động.

Thoái hóa đốt sống cổ là sự thoái hóa khớp, thoái hóa dây chằng và đặc biệt là thoái hóa cột sống. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.

Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ bị bệnh nhiều hơn. Có vô số nguyên nhân gây ra bệnh, trong đó có những lý do như: thói quen làm việc không khoa học, ít vận động và chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý...

thoai hoa dot song co trieu chung benh va phuong phap dieu tri Phương pháp nào chữa thoát vị cột sống cổ?
thoai hoa dot song co trieu chung benh va phuong phap dieu tri Dùng gối sai cách có thể gây hại cho cột sống
thoai hoa dot song co trieu chung benh va phuong phap dieu tri Nếu bạn phải thường xuyên ngồi trước máy tính, đừng bỏ qua những quy tắc vàng này
thoai hoa dot song co trieu chung benh va phuong phap dieu tri

Những triệu chứng mắc thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ thường diễn tiến âm thầm, biểu hiện bởi sự tăng dần của các triệu chứng đau nhức mỗi cơ gáy hai bên. Nặng hơn là sự chèn ép rễ thần kinh gây ra cảm giác tê, buốt khó chịu từ vai xuống bàn tay, giảm cảm giác các ngón tay. Người bệnh thường xuyên đau nhức vùng cổ vai, căng thẳng mệt mỏi, hạn chế trong các sinh hoạt thường ngày.

Một số biểu hiện bệnh:

  • Đột nhiên đau, cứng gáy
  • Đau mỏi vai, gáy, đốt sống cổ
  • Những cơn đau nhức đôi khi còn lan rộng sang cánh tay
  • Cơn đau có thể kéo lên đỉnh đầu, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Luôn cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức hai bên hốc mắt.

Bên cạnh đó, các biến chứng nặng của bệnh có thể là lý do dẫn đến tình trạng bại liệt, rối loạn thần kinh, rối loạn tuần hoàn não mà đôi khi người bệnh không ngờ tới.

thoai hoa dot song co trieu chung benh va phuong phap dieu tri

Các phương pháp điều trị bệnh

Chữa bệnh bằng Tây Y là lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân vì phương pháp này giúp các bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ có thể giảm đau một cách nhanh chóng, nhưng không dứt điểm. Các loại thuốc về cơ xương khớp thường là thuốc giảm đau, kháng viêm ảnh hưởng nhiều lên dạ dày. Do vậy nên uống sau khi ăn no. Một số loại thuốc chống viên không steroid được sử dụng phổ biến hiện nay là: Voltaren, Felden, Diclophenac...

Chụp Xquang cột sống cổ nhiều tư thế, chụp cắt lớp đa lát cắt (MS CTScan), đo mật độ xương (độ loãng xương)…là những phương pháp chẩn đoán bệnh được sử dụng phổ biến hiện nay. Điều trị thoái hóa cột sống cổ cần dựa theo tình trạng cụ thể ở từng người bệnh,có thể điều trị nội khoa phối hợp với các phương pháp vật lý trị liệu. Đối với những trường hợp điều trị nội khoa mà bệnh không giảm thì bác sĩ sẽ xem xét khả năng can thiệp thủ thuật hay phải phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc nam tuy tác dụng chậm nhưng được cho là có hiệu quả lâu dài, giảm đau tốt hơn các loại thuốc tân dược. Nước ta có rất nhiều thảo dược quý, nhiều loại đã chứng minh hiệu quả để điều trị bệnh là: thiên niên kiện, quế chi, ngưu tất, cỏ xước… Vì lý do đó, nhiều người bệnh đã tìm đến "các cây cỏ thảo dược" được các lương y giàu kinh nghiệm chế xuất thành các loại thuốc uống như: Dịch Thấu Cốt, Tọa Cốt Hoàn Vương, An Cốt Nam, Hoàn Nguyên Cốt, Cốt Thoái Vương...

Tại Mỹ và các nước phát triển, trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp hiệu quả, an toàn được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống cổ. Cách này tập trung vào sự ổn định của hệ thần kinh và cơ xương, từ đó tác động đến sức khỏe toàn cơ thể; tự điều chỉnh các rối loạn, chữa lành cơn đau. Tuy chỉ mới phổ biến tại Việt Nam gần đây, trị liệu thần kinh cột sống đã chữa lành cơn đau cho rất nhiều bệnh nhân, khôi phục chức năng vận động mà không cần phẫu thuật hay dùng bất cứ loại thuốc nào.

Những biện pháp phòng tránh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng ngừa thoái hóa cột sống và nguy cơ tái phát cơn đau, mỗi người nên thay đổi thói quen và chỉnh sửa tư thế làm việc hàng ngày. Đồng thời bổ sung chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất.

Đảm bảo bàn ghế làm việc có kích thước phù hợp, không quá cao hoặc quá thấp. Màn hình máy tính đặt ngang tầm mắt. Ngoài ra, nên đứng lên thư giãn sau 1-2 tiếng làm việc, thực hiện xoa bóp vùng cổ vai. Khi có cảm giác đau cổ hoặc tê nhiều ở vùng tay nên xoa bóp để giảm đau và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

thoai hoa dot song co trieu chung benh va phuong phap dieu tri
Ngồi đúng tư thế: lưng thẳng, cánh tay đặt 2 bên, khuỷu tay tạo một góc 90 độ, cổ tay thẳng, hai chân chạm sàn.
thoai hoa dot song co trieu chung benh va phuong phap dieu tri
Giữ khoảng cách hợp lý với màn hình máy tính

Tránh xoay cổ quá nhanh và đột ngột, hạn chế ngồi gập cổ về phía trước quá lâu hay ngửa cổ ra phía sau quá nhiều. Khi ngủ tránh nằm gối cao vì sẽ tác động nhiều đến cột sống cổ gây đau tê. Bên cạnh đó, việc tập luyện thể dục, thể thao nhẹ nhàng cũng góp phần giúp bạn đẩy lùi các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ.

thoai hoa dot song co trieu chung benh va phuong phap dieu tri
chọn
[Photostory] Tuyến Vành đai 3 đang xây dựng qua TP Thuận An
Tuyến vành đai 3 TP HCM đi qua TP Thuận An có chiều dài khoảng 8 km, qua các phường Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Thạnh và xã An Sơn.