Toàn bộ ngân hàng phải lên sàn trước năm 2021

Thủ tướng yêu cầu đến hết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng thương mại phải niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chính thức.

 Theo quyết định phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020,  định hướng đến năm 2025", Thủ tướng yếu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần phải thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu. Theo hướng đến hết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng thương mại phải niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức. 

Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng một phần dự trữ bắt buộc bằng trái phiếu Chính phủ; hoàn thiện quy định về tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Chính phủ của các tổ chức tín dụng. 

Toàn bộ ngân hàng phải lên sàn trước năm 2021 - Ảnh 1.

Đến 2020, tất cả các ngân hàng thương mại phải hoàn tất niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chính thức.

Cùng với đó, Thủ tướng chỉ đạo tăng cường sự phối hợp trao đổi thông tin, thanh tra, giám sát giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước với các tập đoàn tài chính - ngân hàng, các giao dịch tài chính và dòng lưu chuyển vốn giữa các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là các tổ chức kinh doanh chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm trực thuộc các tổ chức tín dụng.

 Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính tăng cường trao đổi thông tin giám sát luồng vốn giữa thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, việc huy động vốn qua phát hành tiền ảo và tài sản mã hóa. Hai cơ quan này phải phối hợp ban hành Thông tư hướng dẫn về chứng khoán hóa các khoản nợ; xem xét, hướng dẫn các ngân hàng thương mại tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh. 

Ngân hàng Nhà nước cũng phối hợp với Bộ Tài chính trong quá trình điều hành và thực thi chính sách tài chính - tiền tệ, nhằm tạo sự liên kết đồng bộ giữa thị trường tiền tệ, tín dụng và thị trường chứng khoán.

 Tại Đề án này, Thủ tướng cũng chỉ đạo ngành ngân hàng thực hiện các giải pháp nhằm cân bằng giữa chính sách tín dụng với chính sách huy động trên thị trường vốn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng, bao gồm việc đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng và giới hạn cấp tín dụng theo quy định của pháp luật. 

Ngành ngân hàng cũng được yêu cầu nghiên cứu, sửa các quy định về mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp, theo hướng tiếp tục tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và các quỹ đầu tư nước ngoài, trong việc được mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

Ngân hàng nào nướng ngàn tỉ đồng vào dự án Gang thép Thái Nguyên?Ngân hàng nào nướng ngàn tỉ đồng vào dự án Gang thép Thái Nguyên? Bắt đầu xếp hạng tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài từ tháng 4/2019Bắt đầu xếp hạng tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài từ tháng 4/2019 Ngân hàng thưởng Tết đến 9 tháng lươngNgân hàng thưởng Tết đến 9 tháng lương
chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.