Tags

trần bê tông

Tìm theo ngày
Trần bê tông: Một nét kiến trúc độc đáo năm 2022

Trần bê tông: Một nét kiến trúc độc đáo năm 2022

Trần bê tông là loại trần được cấu thành từ hỗn hợp vữa xi măng kết hợp với các loại vật liệu khác như đá, sỏi và sắt thép để tăng độ chịu lực cho ngôi nhà. Đồng thời, loại trần này còn mang đến không gian thoáng mát và rộng rãi hơn, đặc biệt là với các căn hộ chung cư cao tầng.

Tìm hiểu về bê tông và trần bê tông

Ra đời ở châu Âu và cuối thế kỷ 19, vật liệu bê tông cốt thép được xem là một trong những bước ngoặt lịch sử trong lĩnh vực kiến trúc - xây dựng.

Hình thức kiến trúc trở nên phong phú đa dạng hơn rất nhiều khi sử dụng loại vật liệu này, điển hình như những tòa nhà vươn cao hơn, những bức tường mỏng đi, những cây cột nhỏ lại,...

Cấu tạo của bê tông cốt thép bao gồm: vữa xi măng, đá, sỏi kết hợp với thép đặt bên trong để tăng sức chịu lực. Những nguyên liệu cấu thành bê tông cốt thép có rất nhiều và dễ khai thác trong tự nhiên nên giá thành của bê tông cốt thép tương đối rẻ, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình dân dụng.

Ngày nay, bê tông cốt thép không chỉ ứng dụng để xây “phần thô” cho ngôi nhà mà nó còn đóng vai trò là vật liệu kiến trúc hoặc vật liệu trang trí, điển hình như trần nhà bê tông thường xuất hiện trong các công trình theo phong cách công nghiệp (industrial), lấy cảm hứng từ trần các khu xưởng và nhà máy ở Mỹ.

Với trần nhà bê tông, bạn sẽ cảm thấy được nét đẹp riêng bởi sự thô ráp và màu sắc đặc trưng - màu xám xi măng. Cùng với đó, trần bê tông còn cho thấy rõ chất liệu thực và không che giấu nên sẽ phù hợp với quan điểm của một số trường phái kiến trúc.

Song, việc tạo nên được bề mặt trần bê tông đẹp là một điều không hề dễ dàng, đòi hỏi hệ thống ván khuôn chất lượng cao và cần được tính toán một cách tỉ mỉ, cẩn thận theo mạch ngưng khi thi công.

Trong quá trình thi công, chất lượng bê tông cần phải thật chuẩn và đòi hỏi thợ “lành nghề” và chuyên nghiệp để thực hiện. Ngoài ra, các hệ thống kỹ thuật đi ngầm nằm bên trong trần bê tông phải được lắp đặt và đấu nối sao thật chuẩn xác trước khi tiến hành đổ bê tông vào khuôn.

Trần bê tông ở Việt Nam

Từ trước đến nay, người Việt Nam vẫn luôn quan niệm rằng vật liệu bê tông chỉ là “phần thô” trong quá trình thi công xây dựng nhà ở. Song, trong vài năm gần đây, việc xây dựng trần bê tông trở nên phổ biến hơn, nhất là với công trình theo phong cách công nghiệp.

Không phủ nhận nét đẹp rất riêng của vật liệu này, song việc ứng dụng ở Việt Nam còn một số hạn chế. Cụ thể:

- Vì trông khá thô nên trần bê tông sẽ không phù hợp với những người ưa thích sự chỉn chu hoặc người lớn tuổi

- Giá thành nâng cao do chi phí cho hệ thống ván khuôn và nhân công

- Trình độ thi công của thợ chưa chuyên nghiệp trong điều kiện thi công cụ thể ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trần bê tông vẫn còn là một trong những kiến trúc khá mới mẻ. Nhưng thực sự loại trần nay đang có xu hướng ứng dụng ngày càng nhiều trong thời đại phát triển hiện nay, mong là nó sẽ đem lại sự đa dạng trong các công trình kiến trúc và góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật trong cả thiết kế lẫn thi công.

Ưu và nhược điểm của trần bê tông

Dưới đây là một số điểm nổi bật cũng như hạn chế của loại trần này mà bạn nên tham khảo:

Một số ưu điểm của trần bê tông:

- Tạo nên không gian thoáng mát và rộng rãi hơn, nhất là với các căn hộ chung cư cao tầng

- “Hô biến” cho ngôi nhà trở nên độc đáo, đẹp và cá tính hơn nhiều so với những loại trần khác

- Khả năng cách âm, chống cháy và chịu nước đặc biệt tốt

- Kết cấu chắc chắn và cứng cáp với tính ổn định cao

- Khả năng chịu được trọng lượng lớn

Một số nhược điểm của trần bê tông:

- Tốn kém nhiều chi phí khi lắp đặt dạng trần này

- Thời gian thi công kéo dài, thậm chí là mất đến vài tháng mới hoàn thiện

- Công đoạn thi công trần bê tông trải qua nhiều bước phức tạp

Tham khảo quy trình làm trần nhà bê tông

Để xây dựng trần bê tông đẹp, bạn cần phải làm một ván khuôn thích hợp với kích thước phù hợp của không gian sống. Đây được xem là công đoạn đầu tiên nhưng vô cùng phức tạp và khó khăn, đòi hỏi yêu cầu tay nghề của người thợ phải chuyên nghiệp.

Trong đó, ván gỗ thẳng, tốt và không bị hư hại, mục nát là loại vật liệu mà bạn nên chọn để thực hiện bước này, bởi bê tông có thể chảy ra ngoài những tấm gỗ tại vị trí này.

Tiếp đến là chế tạo cốp pha để đổ trần, sau đó tiến hành dựng các vị trí cốt thép, bởi trần nhà bê tông là trần kiểu nổi chỉ được dỡ bởi một số bức tường và cột nên bạn phải sử dụng nhiều cốt thép.

Kế tiếp, bạn thuê máy đổ bê tông và các loại ống dẫn để có thể đổ bê tông trong ván khuôn trần. Cuối cùng, bạn nên làm rung bề mặt của bê tông nhằm mục đích đảm bảo nền bê tông đã đông đặc hoàn toàn và không còn xuất hiện các lỗ khí trên bề mặt.

Nói tóm lại, trần bê tông thô thể hiện cá tính mạnh nên thường phù hợp với người độc thân hoặc vợ chồng trẻ. Trường hợp đã lập gia đình và có con nhỏ mà vẫn muốn làm dạng trần này, bạn cần tiết chế bằng cách sử dụng những gam màu sáng và nhẹ, đồng thời sử dụng các chất liệu gần gũi như gỗ hoặc trang trí thêm cây xanh để “làm mềm” không gian sống.