Nên làm trần thạch cao hay bê tông: Ưu, nhược điểm của từng loại vật liệu

Bê tông và thạch cao là hai loại vật liệu làm trần nhà phổ biến được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng nhà ở. Song, xây nhà nên làm trần thạch cao hay bê tông là băn khoăn của nhiều người. Cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm của từng loại vật liệu trong bài viết sau.

Xây nhà nên làm trần thạch cao hay bê tông?

Hiện nay, trần thạch cao được rất nhiều gia đình ưa chuộng bởi tính ứng dụng cao trong nhiều công trình nhà ở. Song song đó, trần bê tông hiện đang trở thành xu hướng mới bởi tính độc đáo và cá tính riêng. Vậy, nên làm trần thạch cao hay bê tông, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong phần dưới đây để có được lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình.

Ưu và nhược điểm của trần nhà thạch cao

Trần thạch cao (trần la phông thạch cao) là trần nhà sử dụng vật liệu chủ yếu làm từ thạch cao, có cấu tạo vững chắc nhờ kết cấu của nhiều bộ phận như: khung xương, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan.

Tại Việt Nam, trần thạch cao đang được xem là giải pháp tối ưu nhất để thay thế các loại trần truyền thống như trần nhựa hoặc trần gạch.

Ưu điểm: 

- Đa dạng về mẫu mã lẫn xuất xứ, đồng thời có tính thẩm mỹ cao và đáp ứng mọi công trình dân dụng

- Trọng lượng nhẹ hơn 7 - 10 lần so với các loại vật liệu làm trần nhà khác

- Thời gian thi công nhanh chóng, nhất là những công trình yêu cầu “chạy đua” với thời gian

- Tích hợp 4 yếu tố cách âm, cách nhiệt, chống cháy và chống ẩm, giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng

- Chi phí lắp đặt tiết kiệm phù hợp với “túi tiền” của nhiều gia đình

- Ứng dụng cho nhiều phong cách nội thất khác nhau, điển hình như phong cách tân cổ điển, phong cách hiện đại, phong cách tối giản,...

Nhược điểm:

- Dễ bị ố vàng hoặc nhanh hỏng mốc khi gặp nước 

- Xuất hiện nhiều trên thị trường nếu không tìm hiểu kỹ thì rất dễ mua nhầm hàng giả, kém chất lượng

- Dễ bị nứt thạch cao do có tác động từ bên ngoài môi trường 

Ảnh: EdgeProp

Ưu và nhược điểm của trần nhà bê tông

Trần bê tông là loại trần được cấu thành từ hỗn hợp vữa xi măng kết hợp với các loại vật liệu khác như đá, sỏi và sắt thép để tăng độ chịu lực cho ngôi nhà.

Loại trần này dần trở nên phổ biến và ứng dụng nhiều ở các công trình kiến trúc tại Việt Nam, nhất là những công trình theo phong cách công nghiệp (industrial) - lấy cảm hứng từ trần các khu xưởng và nhà máy ở Mỹ. 

Ưu điểm: 

- Mang đến không gian thoáng mát và rộng rãi hơn, đặc biệt là với các căn hộ chung cư cao tầng

- Kiến tạo không gian sống trở nên độc đáo, đẹp và cá tính hơn rất nhiều so với những loại trần khác

- Khả năng cách âm, chống cháy và chịu nước đặc biệt tốt

- Tính ổn định cao với kết cấu chắc chắn và cứng cáp 

- Chịu được trọng lượng lớn 

Nhược điểm:

- Chi phí thi công lắp đặt khá đắt đỏ

- Thời gian thi công kéo dài, thậm chí là mất đến vài tháng mới hoàn thiện

- Quy trình thi công trải qua nhiều công đoạn phức tạp

- Đòi hỏi thợ thi công “lành nghề” vì cần phải tính toán độ dày và trọng lượng của lớp trần thật chính xác

Ảnh: Decoist

Tựu trung, nên làm trần thạch cao hay bê tông sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn lựa chọn phong cách công nghiệp cho tổ ấm của mình, trần bê tông sẽ là lựa chọn tốt nhất. Đồng thời, chi phí lắp đặt trần bê tông không phải là một vấn đề lớn đối với những gia đình có nguồn thu nhập tốt. 

Tuy nhiên, vì trông khá thô nên trần nhà bê tông sẽ không phù hợp trong không gian sống của những người thích sự chỉn chu hoặc người lớn tuổi.

Trong khi đó, trần thạch cao sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho những gia đình nào có thu nhập ở mức trung bình. Loại trần này có tính thẩm mỹ cao nên có thể ứng dụng trong nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau từ cổ điển cho đến hiện đại. 

Song, nhược điểm lớn nhất của trần thạch cao chính là kỵ nước. Do đó, loại trần này sẽ không hợp để thi công với những công trình nhà ở lợp mái ngói, bởi khi mưa xuống và tạt vào các khe hở sẽ làm cho trần thạch cao nhanh bị ố vàng, trông rất mất thẩm mỹ và thậm chí là phải thay mới hoàn toàn mới sử dụng được.

Những lưu ý khi thi công trần thạch cao và bê tông

Dù lựa chọn thi công trần thạch cao hay bê tông thì bạn cũng cần phải lưu ý đến những vấn đề sau:

Lưu ý khi thi công trần thạch cao

- Nên chọn những sản phẩm khung và tấm thạch cao chất lượng tốt để đảm bảo cho công trình được bền đẹp 

- Nên lựa chọn mẫu thiết kế trần thạch cao có kích thước và mẫu mã sao cho hài hòa với tổng thể không gian sống

- Nên chọn những loại trần thạch cao có những tông màu nhẹ nhàng, tươi sáng như vàng nhạt, trắng sữa, hồng nhạt,…. để mang đến không gian thoáng đãng cho ngôi nhà

- Nên chọn những đơn vị thi công uy tín để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng

Ảnh: DIY Playbook

Lưu ý khi thi công trần bê tông

- Nên chọn những kỹ sư thi công có chuyên môn cao để không xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng

- Nên lựa chọn sơn trần với các gam màu sáng như xanh da trời, xanh lá cây, tím nhạt,... đồng thời, trang trí thêm cây xanh để “làm mềm” không gian sống

- Nên chú ý về vấn đề trọng lượng của kết cấu cốt thép cũng như trọng lượng của bê tông trong quá trình xây dựng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng

Ảnh: Interior Design Ideas

 

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.