7 bước đơn giản giúp gia đình chống thấm tường ngoài trời hiệu quả

Chống thấm tường ngoài trời là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ mặt ngoài của ngôi nhà tránh khỏi ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết, nấm mốc, hao mòn… Ngoài ra, đây cũng là cách kéo dài tuổi thọ của ngôi nhà cũng như bảo vệ tốt hơn sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

7 bước chống thấm tường ngoài trời hữu hiệu cho gia đình‏

‏Bề mặt tường ngoài trời là phần thường xuyên tiếp xúc với nắng, mưa, gió bào mòn, nhiệt độ cao,... nên dễ khiến nước, hơi ẩm, nấm mốc thẩm thấu vào bên trong lớp vật liệu, gây ảnh hưởng tới tuổi thọ, chất lượng cũng như tính thẩm mỹ và an toàn của công trình nhà ở. ‏

‏Ảnh minh họa: Nhã Lam‏

‏Ở một đất nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, tường ngoài trời bị hư hại, rạn nứt xảy ra khá thường xuyên và là vấn đề nan giải hiện nay. Do đó, việc làm sao để chống thấm tường ngoài trời một cách hiệu quả chính là mối quan tâm của không ít gia đình.‏

‏Dưới đây là 7 bước chống thấm tường ngoài trời cơ bản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng khi sửa chữa nhà ở của mình:‏

‏Bước 1: Kiểm tra, đánh giá tường nhà‏

‏Để việc chống thấm tường ngoài trời đạt hiệu quả cao nhất, bước đầu tiên bạn cần phải làm chính là kiểm tra hiện trạng của vách tường (mới xây hay đã qua sử dụng) để có những đánh giá và chọn được cách thi công hữu hiệu nhất.‏

‏Đối với ngôi nhà đã qua sử dụng‏‏,‏‏ phần tường ngoài trời ít nhiều sẽ có những vết nứt, vỡ hoặc lỗ hổng do tác động vật lý hoặc thời tiết tạo nên. Đây là những tác nhân chính khiến nước và hơi ẩm lẫn vào kết cấu tường, từ đó gây hư hại công trình. ‏

‏Để chống thấm cho những công trình như trên, bạn cần xử lý hết các lỗi này trước bằng cách sử dụng keo tạo màng bên ngoài và bơm keo lỏng vào bên trong đối với các đường nứt hẹp hoặc dùng xốp trương nở, trát vữa, khò nhiệt màng chống thấm chuyên dụng,... cho các vết nứt rộng, dài. Bạn có thể tìm mua SealBoss 4040, SealBoss 4500 hoặc Seal flex để xử lý các vết nứt nhỏ trên tường ngoài trời.‏

‏Nguồn: istockphoto‏

‏Đối với những ngôi nhà mới xây dựng, bạn cần tiến hành bước này để đảm bảo bề mặt tường đủ độ ẩm tiêu chuẩn (dưới 16%, đo bằng protimeter) thì mới có thể tiến hành các công đoạn chống thấm. Nếu không có máy đo, bạn nên chờ 3 - 4 tuần kể từ lúc tô hồ và trong điều kiện thời tiết khô ráo để đảm bảo hiệu quả cho quá trình sơn chống thấm. Ngoài ra, đối với nhà mới chưa xuất hiện tình trạng thấm dột, bạn cũng nên lưu ý những vị trí dễ bị thấm để tiến hành chống thấm dột được hiệu quả.‏

‏Bước 2: Lắp đặt/sửa chữa máng xối trên mái nhà‏

‏Nếu bạn muốn xử lý vấn đề chống thấm tường ngoài trời lâu dài thì không thể bỏ qua bước lắp đặt/sửa chữa máng xối trên mái nhà. Máng xối vốn là hệ thống không thể thiếu với công dụng giúp phần mái thoát nước nhanh chóng lúc trời mưa, ngăn không để dòng nước chảy từ mái xuống tường ngoài dẫn đến hiện tượng thấm dột.‏

‏Do đó, với những căn nhà mới xây dựng, bạn có thể thử lắp đặt thêm hệ thống máng xối để tăng hiệu quả chống ẩm cho tường ngoài. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máng xối đa dạng với nhiều mẫu mã và chất liệu khác nhau mà bạn có thể tham khảo như: máng xối inox, máng xối tôn, máng xối nhựa,...‏

‏Với những ngôi nhà đã xây và có lắp đặt máng xối nhưng vẫn bị thấm tường ngoài trời, bạn cần kiểm tra, sửa chữa và làm sạch lại hệ thống này để đảm bảo công dụng của sản phẩm được phát huy tối đa nhất. Bởi khi máng xối bị tắt nghẽn (do lá cây, bụi, rác thải,...) hoặc hư hỏng thì nước và hơi ẩm có thể bị giữ lại trong đường ống và các khe hở (giữa hệ thống với tường), gây ra hiện tượng thấm và ẩm mốc.‏

‏Bước 3: Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp‏

‏Sau khi kiểm tra kỹ những tác nhân có thể gây thấm ẩm tường và khắc phục chúng, bước tiếp theo bạn cần làm chính là lựa chọn những vật liệu chống thấm phù hợp cho công trình của mình. Hàng loạt các sản phẩm chống thấm hiện có trên thị trường sẽ giúp gia chủ bảo vệ tốt ngôi nhà của mình một cách tốt nhất.‏

‏Dưới đây là một số sản phẩm mà bạn có thể xem xét:‏

‏- Bê tông chống thấm: Đây là một sản phẩm giống như xi măng, có thể bám dính vĩnh viễn vào bề mặt vật liệu của tường, kể cả các bức tường đã sơn hoặc phủ vật liệu khác trước đó. Bê tông chống thấm khi kết hợp với các chất phụ gia sẽ tạo ra độ bền chắc cao, được sử dụng để bảo vệ, ngăn ngừa thấm nước cho các công trình trong thời gian dài.‏

‏Loại bê tông này được chia thành nhiều cấp độ chống thấm như B6, B8, B10, B12,... Đối với tường ngoài trời thì B8 là mức độ bê tông chống thấm phù hợp nhất.‏

‏Nguồn: istockphoto‏

‏- Chất thẩm thấu gốc silicat: Chống thấm thẩm thấu hay chống thấm tinh thể nội (hạt silicat) là công nghệ chống thấm mới hiện nay. Loại chất này khi được phết lên tường sẽ phản ứng với các thành phần trong khối xây và bê tông để tạo thành lớp phủ chống thấm.‏

‏Tuy nhiên, chất này chỉ có thể được sử dụng trên các bức tường chưa được dán hoặc chưa sơn. Các chất thẩm thấu hiện có trên thị trường hiện nay gồm: STONCRYST (chống thấm thẩm thấu kết tinh), Greenseal (chống thấm ngược), CT-Rock Crystaseal,...‏

‏- Sơn chống thấm: Tương tự như sơn tường acrylic nhưng có hiệu quả chống thấm nước tốt hơn gấp nhiều lần, sản phẩm này chính là vật liệu không thể thiếu khi bạn muốn phần tường ngoài “kháng nước” một cách hiệu quả nhất.‏

‏Ngoài tác dụng chống thấm hiệu quả từ bên ngoài, loại sơn này còn giúp thoáng khí và loại bỏ độ ẩm bên trong tường. Sản phẩm có thể được áp dụng cho các bề mặt đã sơn trước đó. Một số thương hiệu sơn chống thấm bạn có thể tham khảo và tìm mua như: Dulux, Jotun, Kova, Spec,...‏

‏Bước 4: Sử dụng vữa trát thêm thạch cao‏

‏Bột thạch cao vốn là vật liệu hút ẩm, ngăn ẩm mốc tốt nên có thể giúp bảo vệ công trình chống lại sự xâm nhập của hơi ẩm. Khi kết hợp loại bột này với vữa trát tường sẽ tạo nên chất phụ gia giúp cải thiện tính thẩm mỹ và làm cho tường chắc chắn hơn. ‏

‏Nguồn: istockphoto‏

‏Mặc dù hầu hết các loại vữa trát tường ngoài hiện nay đều có đặc tính chống thấm, nhưng bạn có thể loại bỏ và ngăn ngừa các vấn đề thấm nước bằng cách thêm phụ gia chống thấm vào bột trát tường.‏

‏Bước 5: Làm sạch, vệ sinh tường ngoài trời‏

‏Bất kể bạn lựa chọn loại vật liệu chống thấm nào ở bước 3 thì việc cần làm trước khi thi công lớp chống thấm chính là tường ngoài phải đang trong tình trạng tốt nhất. Bề mặt chống thấm phải được vệ sinh sạch sẽ, không dính bụi bẩn, rong rêu… hay bất kỳ yếu tố nào làm giảm độ bám dính của chất chống thấm. ‏

‏Để tiến hành bước này, bạn tiến hành mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt. Cách này sẽ làm bung hết các tạp chất bụi bẩn, vữa cũ,… còn sót lại trên tường. Sau đó, bạn dùng chổi, cọ quét, máy hút bụi,... để tiến hành dọn vệ sinh bụi đất trên toàn bộ bề mặt tường. Khi hoàn thành tất cả công đoạn trên, bạn sẽ có được bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.‏

‏Bước 6: Thi công lớp chống thấm‏

‏Khi đến bước thi công, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết để chống thấm cho tường như con lăn, chổi quét, thùng chứa chất thẩm thấu, sơn chống thấm, vữa,... Sau đó, tiến hành quét vật liệu chống thấm lên tường bằng con lăn.‏

‏Nguồn: istockphoto‏

‏Nếu muốn sơn lớp chống thấm thứ hai, ba hoặc nhiều hơn thì bạn cần để lớp trước đó khô hoàn toàn rồi mới sơn tiếp. Hãy đảm bảo sử dụng đủ vật liệu chống thấm để tạo ra một “hàng rào” mà nước mưa và hơi ẩm không thể xuyên thủng và thâm nhập vào công trình.‏

‏Bước 7: Kiểm tra sau khi hoàn thiện việc chống thấm‏

‏Trong bước cuối cùng, bạn cần tiến hành kiểm tra độ kín nước để đánh giá hiệu quả của việc chống thấm tường ngoài trời. Bạn có thể dùng vòi xịt/vòi tưới cây để phun nước lên bề mặt tường trong vài giờ và giữ vòi phun ở góc 30 độ. Bức tường của bạn sẽ “vượt qua bài kiểm tra” nếu đồng hồ đo độ ẩm cho thấy tường không có độ ẩm. Bằng cách kiểm tra này, bạn có thể hoàn toàn đảm bảo tường đã không còn bị thấm ẩm và yên tâm sử dụng. ‏

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.