Giải pháp cách âm trần nhà chung cư đáng tham khảo

Tiếng ồn luôn là vấn đề “đau đầu” đối với nhiều gia đình, nhất là những hộ sinh sống ở chung cư. Việc tìm hiểu một số biện pháp cách âm trần nhà chung cư hiệu quả sẽ giúp gia đình bạn cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt là giấc ngủ, một cách đáng kể.

Biện pháp cách âm trần nhà chung cư hiệu quả

Hiện nay, nhu cầu sử dụng nhà ở chung cư cao tầng ngày một tăng cao, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Nhiều hộ gia đình chọn lựa ở chung cư thay vì ở nhà mặt đất bởi sự tiện nghi mà các căn hộ mang lại.

Tuy nhiên, nhà chung cư có kết cấu nhiều tầng với nhiều căn hộ và nhiều gia đình sinh sống, do đó bạn không thể tránh khỏi những tiếng ồn không mong muốn đến từ trần nhà, điển hình như tiếng khoan đục, tiếng hát karaoke, tiếng chạy nhảy của trẻ con,...

Do đó, bạn cần phải tìm đến các giải pháp cách âm trần nhà chung cư hiệu quả để hạn chế tối đa ảnh hưởng của tình trạng này đến chất lượng cuộc sống của mình và những thành viên trong gia đình. 

Cách âm trần nhà chung cư chưa xây dựng xong

Cách âm trần nhà chung cư chưa xây dựng xong hoặc dạng thô sẽ dựa trên nguyên lý đó là tạo ra một khoảng trống trên trần, sau đó đưa vào các vật liệu cách âm, tiêu âm vào nhằm mục đích ngăn chặn sự truyền qua của âm thanh.

Cách làm này sẽ bao gồm những bước cơ bản, cụ thể như sau:

Bước 1: Phủ một lớp cao su lưu hóa có độ dày 15mm, 25mm hoặc 50mm lên trên bề mặt trần nhà

Bước 2: Phủ một lớp bông cách âm (có thể chọn bông khoán, bông thủy tinh, xốp bọt biển EPS,... tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của gia đình)

Bước 3: Sử dụng một lớp cao su non có độ dày trong khoảng 5 - 30mm rồi rải kín lên trần nhà

Bước 4: Sử dụng lớp túi khí gắn lên trần nhà, giúp làm kín âm thanh (Lưu ý: Bạn cần phải xác định khoảng cách của các thanh chính sao cho phù hợp với hướng của điểm treo mái theo khoảng cách quy định)

Bước 5: Dùng lưới đỡ hoặc khung đỡ để giữ các lớp vật liệu bông cách âm trên trần nhà

Bước 6: Lắp tấm lợp hoặc vách thạch cao ở lớp ngoài cùng 

Với cách này, mức độ cách âm trần chung cư nhà bạn tốt hay kém sẽ tùy thuộc vào việc sử dụng loại vật liệu cách âm nào và có bao nhiêu lớp cách âm. 

Ảnh: Hoozing

Cách âm trần nhà chung cư đã xây dựng xong

Trường hợp bạn dọn vào một căn hộ chưa được xử lý cách âm trần nhà hoặc muốn sửa chữa nhà làm cách âm để làm giảm tiếng ồn xuất phát từ căn hộ ở tầng trên, bạn có thể tham khảo giải pháp cách âm trần nhà chung cư đã hoàn thiện xong dưới đây:

Bước 1: Tạo một lớp trần khác ở phía dưới lớp trần đã có sẵn (sử dụng lớp trần thạch cao hoặc hệ thống trần ốp gỗ). Khoảng cách giữa hai lớp trần khác nhau sẽ tùy thuộc loại vật liệu cách âm và số lượng mà bạn dự tính sử dụng. 

Bước 2: Lắp tấm lợp bên ngoài để cố định, giữa các lớp vật liệu cách âm bên trong không bị xô lệch hoặc rơi ra ngoài.

Tùy thuộc vào mức độ cách âm trần nhà chung cư của bạn cao hay vừa phải mà bạn sẽ lựa chọn các vật liệu sao cho phù hợp nhất.  

Ảnh: Architonic

Gợi ý một số loại vật liệu cách âm hiệu quả cho nhà chung cư

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu cách âm khác nhau. Trong đó, những loại phổ biến và mang lại hiệu quả cao có thể kể đến như là cao su non, xốp PE OPP, bông thủy tinh,...

Để biết được loại nào phù hợp với trần nhà chung cư của mình, bạn cần phải tham khảo một vài đặc điểm nổi bật cũng như điểm hạn chế của từng loại, từ đó có được lựa chọn chuẩn xác nhất.

Cao su non

Một trong những loại vật liệu cách âm hiệu quả, được nhiều chuyên gia xây dựng đánh giá cao là cao su non. Đây là loại vật liệu được làm từ chất nhựa đàn hồi và có cấu tạo dạng ô nhỏ li ti với khả năng chống rung và chống âm tốt. Ngoài ra, sản phẩm này còn được biết đến là vật liệu đáp ứng tiêu chuẩn sạch cao nên rất an toàn đối với người sử dụng. 

Ưu điểm:

- Khả năng cách âm, chống rung cao

- Sử dụng thành phần sạch an toàn cho người cũng như vật nuôi

- Thi công dễ dàng và tiết kiệm chi phí lắp đặt

- Sử dụng lâu dài với độ bền cao

Nhược điểm: 

- Giá thành sản phẩm tương đối cao

- Không quá phổ biến tại các cửa hàng vật liệu xây dựng

Ảnh: Vật liệu cách âm Hoàng Gia

Xốp PE OPP

Bên cạnh cao su non thì xốp PE OPP cũng là vật liệu cách âm khá phổ biến trong nhiều gia đình ở chung cư. Cấu tạo của loại vật liệu được làm từ nhiều lớp mút xốp PE (Polyethylene) có khả năng ngăn cản sự lan truyền của âm thanh bên ngoài vào không gian bên trong khá tốt. Ngoài ra, với khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, xốp PE còn được làm vật liệu bảo ôn cho điều hòa. 

Ưu điểm: 

- Khả năng cách âm đến 75 - 85%

- Khả năng ngăn chặn vi khuẩn, ẩm mốc tốt

- Tính thẩm mỹ cao

- Thi công dễ dàng, nhanh chóng

- Tìm kiếm loại vật liệu này trên thị trường dễ dàng

Nhược điểm:

- Tuổi thọ không được cao 

- Tốn kém chi phí thay thế và bảo trì thường xuyên 

Ảnh: cokhiphuhung.vn

Bông thủy tinh

Bông thủy tinh Glasswool được cấu tạo từ các sợi thủy tinh tổng hợp với thành phần chủ yếu là aluminum, silicat canxi và oxit kim loại. Bông có trọng lượng nhẹ, độ đàn hồi tốt và có thể cách âm hiệu quả, do đó rất được nhiều nhà thầu ưu tiên sử dụng tại các công trình khác nhau và đặc biệt là nhà ở chung cư. 

Ưu điểm:

- Khả năng cách âm đến 95% 

- Khả năng chịu nhiệt cao

- Khả năng chống cháy hiệu quả

- Vận chuyển dễ dàng và lắp đặt nhanh chóng

- Giá thành sản phẩm thấp so với các loại khác

Nhược điểm:

- Không phổ biến ở nhiều khu vực tỉnh lẻ 

- Độ bền không quá cao 

Ảnh: Cách nhiệt Kiến Nam

chọn
Chuyên gia: Không thể giải quyết bài toán nhà ở thông qua cơ chế thị trường
Dưới góc nhìn của Chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh, trong nền kinh tế chung, sẽ có những người không thể giải quyết bài toán nhà ở thông qua cơ chế thị trường, kể cả với phân khúc giá thấp nhất họ cũng không thể mua được.