Có nên làm khung bảo vệ cửa sổ hay không? Ưu và nhược điểm của dạng thiết kế này

“Có nên làm khung bảo vệ cửa sổ hay không?” là thắc mắc của nhiều gia đình khi thi công và lắp đặt cửa sổ cho các công trình nhà ở. Để hiểu rõ hơn và tìm được cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất, bạn có thể tìm hiểu qua những thông tin hữu ích trong bài viết sau.

Có nên làm khung bảo vệ cửa sổ hay không?

Khung bảo vệ cửa sổ hay còn gọi là song chắn bảo vệ được lắp tại những vị trí của cửa sổ để đảm bảo an toàn cho mọi người trong gia đình. Loại khung này có thể được lắp đặt ở khu vực bên trong hoặc bên ngoài cửa sổ sao cho phù hợp và đảm bảo được tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà.

Sản phẩm được làm từ nhiều chất liệu như nhôm, sắt, gỗ, inox,... với nhiều mẫu mã, kích thước cũng như hình dạng khác nhau để bạn lựa chọn theo nhu cầu của mình. Để biết được có nên làm khung bảo vệ cửa sổ hay không, bạn cần phân tích những ưu và nhược điểm của loại khung bảo vệ này, cụ thể như sau:

Ưu điểm

- Độ bền cao: Vật liệu làm khung bảo vệ cửa sổ có khả năng chống nước lớn và được sơn các loại sơn chống thấm, chống gỉ, chống mốc với độ bền cao. Vì thế mà khung cửa sổ bảo vệ có thể chống chọi với mọi điều kiện khắc nghiệt nhất của thời tiết

- Tính thẩm mỹ cao, mẫu mã, kiểu dáng đa dạng: Thợ gia công có thể sáng tạo ra nhiều mẫu khung bảo vệ cửa sổ đẹp với nhiều hình dáng độc đáo. Vì vậy, bạn có thể thoải mái lựa chọn những mẫu khung bảo vệ cửa đẹp theo ý của mình.

- Chi phí rẻ: Việc thi công và lắp đặt khung bảo vệ cửa sổ rất đơn giản nên chi phí để gia công sản xuất và thuê thợ là khá rẻ. Bên cạnh đó, giá thành của các vật liệu làm khung bảo vệ cửa sổ cũng dễ tìm kiếm, không quá cao nên bạn có thể lựa chọn sử dụng mà không cần đắn đo nhiều.

- Thi công nhanh chóng: Nhờ có máy móc kĩ thuật hiện đại nên việc sản xuất các khung bảo vệ cửa sổ không tốn nhiều thời gian. Một khi đã có bộ khung cửa sổ như ý thì việc lắp đặt cũng được tiến hành một cách dễ dàng và nhanh chóng.

- Đảm bảo tính an toàn: Sử dụng khung bảo vệ sắt có thể tránh tình trạng kẻ trộm đột nhập vào nhà bằng cách bẻ khóa, đập kính hay cạy cửa sổ. Ngoài ra, khung này còn bảo vệ an toàn cho người dùng, nhất là với trẻ nhỏ và người già.

Nhược điểm

- Cản trở tầm nhìn: Nếu muốn quan sát hay chụp cảnh bên ngoài, chủ nhà cần phải tới gần hoặc đưa điện thoại ra ngoài khung nên cần thận trọng để không đánh rơi máy

- Gây khó khăn cho công tác cứu hộ: Trong trường hợp gia đình cần cứu hộ từ bên ngoài chẳng hạn như hỏa hoạn thì khung bảo vệ này sẽ rất khó bị vô hiệu hóa

Thông qua những phân tích trên, có thể thấy việc có khung bảo vệ cửa sổ là vô cùng cần thiết trong sửa chữa nhà hay xây dựng nhà mới, nó không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn đảm bảo an toàn của cải vật chất cũng như tính mạng cho mỗi thành viên trong gia đình.

Ảnh: Adoor

Cách chọn khung bảo vệ cửa sổ phù hợp với ngôi nhà

Nếu quyết định làm khung bảo vệ cửa sổ, gia đình cần lưu ý đến cách chọn khung sao cho phù hợp với phong cách kiến trúc của toàn bộ ngôi nhà. Cụ thể:

- Kiểu dáng: Ngày nay, có khá nhiều phong cách nội thất trong thiết kế nhà ở, điển hình như cổ điển, tân cổ điển, đương đại, hiện đại,... nên bạn cần chọn những kiểu khung cửa sổ tương thích với không gian hiện có thể giúp tổng thể căn nhà thêm phần đẹp hơn.

- Kích thước: Trước khi gia công khung bảo vệ cửa sổ, bạn cần đo đạc chính xác và kỹ lưỡng các ô cửa sổ mở trong nhà. Nếu có khoảng chênh lệch giữa kích thước khung với ô cửa sổ, bạn sẽ phải tốn thêm thời gian, chi phí và công sức để làm lại hoàn chỉnh.

- Chất liệu: Khung bảo vệ cửa sổ được gia công bằng các loại vật liệu khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể, tính tiết kiệm năng lượng và hình thức thẩm mỹ của chúng. Một số vật liệu phổ biến bao gồm sắt, thép, nhôm, inox, gỗ,... Mỗi loại vật liệu sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, bạn cần hiểu rõ để đưa ra lựa chọn phù hợp 

Ảnh: Adoor

Tham khảo giá làm khung bảo vệ cửa sổ mới nhất 2022

Tùy vào sở thích cũng như tình hình tài chính mà bạn có thể chọn chất liệu làm khung bảo vệ cửa sổ phù hợp với điều kiện của mình. Sau đây là bảng giá các loại vật liệu phổ biến trên thị trường mà bạn có thể tham khảo:

Loại vật liệu

Giá thành

Sắt thường

400.000 - 700.000 đồng/m²

Sắt sử dụng CNC Laser

800.000 - 3.000.000 đồng/m²

Sắt tạo hình nghệ thuật

900.000 - 3.000.000 đồng/m²

Nhôm

350.000 - 450.000 đồng/m²

Inox 201 (13x26mm)

950.000 - 1.100.000 đồng/m²

Inox 304 (13x26mm)

1.100.000 - 1.300.000 đồng/m²

Gỗ

900.000 - 4.000.000 đồng/m²

Ảnh: Cửa hàng nhôm kính Quốc Khánh

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.