Theo như quan niệm của người xưa, mâm ngũ quả Tết Trung thu luôn chứa đựng những ý nghĩa đặc biệt, vừa thể hiện văn hóa tín ngưỡng của người Việt, vừa được xem như một nét đặc trưng trong ngày lễ Rằm tháng 8.
Đúng như tên gọi, mâm ngũ quả này sẽ bao gồm 5 loại hoa quả tượng trưng cho những điều may mắn và tốt đẹp, thường được sắp xếp theo một quy luật cân bằng âm dương của đất trời.
Một số tài liệu nghiên cứu cho rằng, hình ảnh mâm ngũ quả Tết Trung thu tượng trưng cho ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự tương sinh của 5 yếu tố này sẽ hỗ trợ và phát triển nhau, đồng nghĩa với việc cuộc sống của gia đình sẽ trở nên hòa hợp hơn.
Bên cạnh đó, số 5 trong mâm ngũ quả còn được xem là con số trung tâm, đồng thời là biểu tượng của sự sống và là một sự kết hợp trọn vẹn.
Từ “quả” không chỉ có ý nghĩa là sự sung túc, mà còn là biểu thị của sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Nhìn chung, mâm ngũ quả Tết Trung thu được sử dụng với mục đích cầu mong sự bình an, ấm no đủ đầy và hạnh phúc đoàn viên.
Tùy vào mỗi vùng miền và văn hóa mà mâm ngũ quả Tết Trung thu sẽ bao gồm những loại hoa quả với từng ý nghĩa khác nhau, cụ thể như sau:
Đối với khu vực miền Bắc, mâm ngũ quả thường có bưởi, chuối, hồng và đào. Trong đó, nải chuối sẽ được đặt tại vị trí trung tâm để bao bọc các loại quả khác, tượng trưng cho sự che chở của trời đất đối với con người. Tiếp theo là quả bưởi phía trên, còn lại hồng, đào và quýt được đặt xung quanh.
Tại miền Trung, mâm ngũ quả sẽ đơn giản hơn do thời tiết khắc nghiệt và khu vực địa lý không thuận lợi cho việc trồng hoa quả. Một số loại trái cây thường được sử dụng là mãng cầu, đu đủ, xoài, sung và chuối.
Cách bày trí mâm ngũ quả Rằm tháng 8 của miền Trung không quá cầu kỳ, mọi người có thể sáng tạo tùy vào sở thích và điều kiện của mình, quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm đối với tổ tiên và thần linh.
Trong khi đó, mâm ngũ quả của miền Nam lại khá cầu kỳ do người dân ở khu vực này rất coi trọng văn hoá thờ cúng. Hầu hết các gia đình đều sẽ lựa chọn 5 loại quả sau đây: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài, với ý nghĩa là “cầu sung vừa đủ xài”.
Đặc biệt, mâm ngũ quả Trung thu của miền Nam còn phải có ba trái dứa làm chân đế thể hiện sự vững chắc và một cặp dưa hấu là biểu tượng của lòng trung nghĩa.
Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết cách bày trí và sắp xếp hoa quả sao cho hợp lý, hãy tham khảo các mẫu mâm ngũ quả Tết Trung thu sau đây:
Bên cạnh đó, để quá trình chuẩn bị hoàn chỉnh hơn, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi bày trí mâm ngũ quả Tết Trung thu:
- Không nên rửa quả trước khi cúng, chỉ nên dùng khăn để lau sạch bụi bẩn, hạn chế tình trạng hoa quả bị hư hỏng
- Không nên trang trí các loại hoa, thực phẩm khác lên trên các loại trái cây
- Không nên trưng bày mâm ngũ quả bằng các loại trái có gai hoặc có mùi hắc
- Chọn trái cây còn tươi, không bị dập úng; riêng đối với chuối, nên chọn những nải chuối còn xanh tươi, vỏ mướt, không bị đốm đen, dáng quả hơi cong và có từ 12 - 16 quả
- Nên ưu tiên xếp những loại trái mọng ở phía trên, tránh để trái bị dập, có thể sử dụng thêm những chiếc băng dính một cách khéo léo để đảm bảo hoa quả được cố định trên mâm
- Nên chú ý thêm về cách bày trí, sắp xếp và kết hợp màu sắc sao cho hài hòa và đẹp mắt
- Có thể cắt tỉa trái cây để tạo thêm phần sinh động, sáng tạo