Tin tức
Tìm theo ngày
Mâm ngũ quả trung thu đẹp và ý nghĩa mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả trung thu đẹp và ý nghĩa mâm ngũ quả

Bên cạnh những loại bánh nướng bánh dẻo thì mâm ngũ quả trung thu là một thứ không thể thiếu trong ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Mâm ngũ quả bao gồm 5 loại trái cây chủ đạo trong mùa thu, có nhiều ý nghĩa sâu xa, là niềm hy vọng cũng như mong ước bình an, may mắn đến cho cho đình và quê hương.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả tết trung thu

Mâm ngũ quả với 5 loại trái cây biểu tượng cho 5 yếu tố phong thủy gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ với mong muốn bình an và may mắn đong đầy.

Từ quả ở trong mâm ngũ quả cũng có ý nghĩa nói đến sự sung túc đủ đầy. Bên cạnh đó nó cũng có ý nghĩa sinh sôi nảy nở, duy trì giống nòi.

Mâm ngũ quả trung thu truyền thống cũng mang hàm ý phúc lộc đến nhà, tương ứng với cầu “phúc, quý, thọ, khang, ninh”.

Các loại trái cây thường được bày biện trên mâm ngũ quả trung thu gồm có bưởi, hồng, na, lựu, chuối. Các quả xanh mang tính âm và quả chín có tính dương là sự kết hợp cân bằng âm dương và vũ trụ.

Nải chuối chín vàng thơm, quả hồng chín đỏ mọng thể hiện hy vọng, quả na có nhiều mắt là thể hiện của mong ước sinh sôi nảy nở còn quả bưởi có ý nghĩa về sự tốt đẹp mát lành còn quả lựu đỏ là thể hiện cho sự ngọt ngào và may mắn.

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng đầy đủ và hiện đại hơn, người ta không chỉ trình bày mâm ngũ quả với năm loại trái cây kể trên mà còn thêm vào đó nhiều loại hoa quả thơm ngon khác như: táo, lê, cam, quýt, xoài, dưa, ổi, mận… giúp tăng phần sinh động. Tuy nhiên ý nghĩa của mâm ngũ quả vẫn là cầu may mắn. Và cho dù người ta có bầy bao nhiêu loại ngũ quả thì vẫn có tên gọi chung là mâm ngũ quả trung thu với ý nghĩa đặc biệt của nó.

Mâm ngũ quả trung thu bao gồm những gì?

Đất nước ta có ba miền Bắc - Trung - Nam với các văn hóa và phong tục khác nhau ở từng địa phương. Chính vì vậy bày trí mâm ngũ quả trung thu tại mỗi vùng miền cũng có một số khác biệt.

Mâm ngũ quả trung thu ở miền Bắc.

Đối với mâm ngũ quả trung thu tại khu vực phía bắc thường sẽ bao gồm các loại quả cơ bản như bưởi, đào, chuối, hồng, quýt. Theo đó nải chuối sẽ được đặt ở giữa mâm và các loại hoa quả khác sẻ được đặt lên trên. Một số người dùng quả phật thủ để thay thế cho quả bưởi.

Thời đại hiện nay người dân thường bày biện mâm ngũ quả với nhiều loại màu sắc rực rỡ khác nhau nhưng mục đích chung là vẫn hướng tới sự ấm no sung túc, tiền tài đủ đầy.

Mâm ngũ Tết Trung thu ở miền Trung

Người miền Trung bày biện mâm ngũ quả trung thu đơn giản hơn với các loại trái cây như xoài, sung, chuối, đu đủ, mãng cầu… Việc bày mâm ngũ quả không cần theo quy tắc bắt buộc mà sẽ tùy theo sự sáng tạo của người trình bày. Quan trọng nhất vẫn là sự thành kính khi dâng lên cúng lễ tổ tiên để cầu phúc đức, bình an và may mắn.

Mâm ngũ quả Trung thu ở miền Nam

Người dân ở các khu vực phía Nam khá coi trọng phong tục cúng kiếng. Cũng chính bởi vật mà mâm ngũ quả cũng được trình bày và chuẩn bị một cách cầu kỳ hơn. Các loại trái cây mà người miền Nam thường dùng gồm có: mãng cầu, xoài, dừa, sung, đu đủ… nhằm thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên, mong ướng hạnh phúc và may mắn đến với gia đình.

Bày mâm cỗ trung thu như thế nào?

Bên cạnh mâm ngũ quả trung thu đã được đề cập ở phía trên, một mâm cỗ trung thu sẽ còn bao gồm các món khác như trà sen, bánh trung thu, lọ hoa, các loại đèn truyền thống. Cũng tùy theo phong tục tập quán ở từng vùng miền mà cách bày biện mâm cỗ trung thu cũng sẽ có khác nhau đôi chút.

Bánh trung thu gồm hai loại là bánh nướng và bánh dẻo. Đây là hai loại bánh truyền thống luôn luôn có trong mọi mâm cỗ trung thu. Ngày xưa bánh nướng bánh dẻo thường chỉ có hình vuông to, hoa văn đơn giản với nhân thập cẩm truyền thống.

Tuy nhiên hiện nay ở trên thị trường có vô cùng phong phú và đa dạng các loại bánh trung thu với hình thù và hương vị khác nhau như: bánh trung thu nhân đậu xanh trứng muối, bánh trung thu nhân đậu đỏ, bánh trung thu nhân dừa sợi, bánh trung thu nhân sen trắng, bánh trung thu nhân cà phê mocha, bánh trung thu vị trà sữa, bánh trung thu vị socola, bánh trung thu kim sa trứng chảy, bánh trung thu nhân gà quay, bánh trung thu khoai môn hạt sen, bánh trung thu mè đen hạt dưa, Bánh nướng nhân tiramisu, bánh nướng nhân trái cây khô, bánh trung thu hình con vật, bánh trung thu ăn kiêng, bánh trung thu nhật bản ngàn lớp, bánh trung thu rau câu, bánh trung thu dẻo lạnh, bánh trung thu phô mai…

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về mâm ngũ quả trung thu cũng như mâm cỗ trung thu truyền thống tại các vùng miền trên cả nước, hiểu thêm ý nghĩa của mâm ngũ quả cũng như cách bày biện trang trí mâm ngũ quả sao cho đúng và đẹp nhất.