Tìm hiểu phong tục truyền thống Tết Trung thu ở Việt Nam từ xưa đến nay

Trăng tròn là biểu tượng của sum họp, chính vì vậy mà ngày rằm tháng 8 hàng năm - ngày trăng tròn đẹp nhất, lại được lựa chọn làm Tết trung thu. Những phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về những nét đẹp của ngày lễ truyền thống này.

Những phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam bạn cần biết

Những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt đều được thể hiện qua các hoạt động trong dịp rằm tháng 8 hàng năm. Dưới đây là những phong tục Tết Trung thu Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Xem múa lân

Trong dịp lễ đặc biệt này, người dân Việt Nam thường tổ chức hội múa lân để mọi người cùng tham gia, chúc mừng, khiến đường phố trong dịp này lúc nào nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa sinh động, đầy màu sắc.

Thông thường, Hội múa lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15 tháng 8 Âm lịch. Đội múa lân sẽ có một người đội chiếc đầu lân, chỉ huy cả đội múa với những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống lân. Con Lân là tượng trưng cho điềm lành, chính vì vậy Hội múa lân đêm Trung thu được xem là cách để thể hiện ước mong những điềm lành sẽ đến với mọi nhà.

Tìm hiểu phong tục truyền thống Tết Trung thu ở Việt Nam từ xưa đến nay - Ảnh 1.

Ảnh: Bách Hóa Xanh

Cắt bánh Trung thu

Trong mỗi dịp lễ rằm tháng 8, bánh Trung thu đã trở thành một thức bánh đặc biệt không thể thiếu của mọi nhà. Bánh Trung thu chính là biểu tượng cho sự đoàn viên, tròn đầy và hòa thuận của mọi gia đình. Thông thường, bánh Trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số lượng thành viên trong gia đình. Nhiều người tin rằng, miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc và hòa thuận.

Tìm hiểu phong tục truyền thống Tết Trung thu ở Việt Nam từ xưa đến nay - Ảnh 2.

Ảnh: Big C

Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm

Tùy theo phong tục tập quán của các địa phương và vùng miền mà mâm cúng rằm Trung thu có thể được đặt ở trong nhà hoặc ngoài trời. Mâm cỗ cúng rằm tháng 8 có thể gồm các món ăn chay hoặc món mặn. Đối với những gia đình không có nhiều điều kiện và thời gian hạn hẹp thì có thể chuẩn bị mâm cỗ đơn giản gồm hoa quả, bánh kẹo để thắp hương vào sáng ngày này.

Thông thường, mâm cỗ cúng Trung thu truyền thống sẽ gồm có hương, hoa tươi, đèn, nến, xôi, gà luộc, gạo và muối. Thêm vào đó, mâm cúng rằm tháng 8 cũng không thể thiếu bánh Trung thu nướng và bánh dẻo để mâm cúng được tươm tất và đầy đặn nhất.

Tìm hiểu phong tục truyền thống Tết Trung thu ở Việt Nam từ xưa đến nay - Ảnh 3.

Ảnh: Báo Thanh Niên

Chơi đèn lồng

Tết Trung thu không thể thiếu được hình ảnh của những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Những chiếc đèn với vô số hình dạng khác nhau từ ngôi sao, bông hoa, cá, gấu,… vô cùng xinh đẹp và sáng rực rỡ trong đêm Trung thu. Đây chính là biểu hiện của sự ấm no và hạnh phúc trong gia đình.

Nhiều gia đình sẽ lựa chọn treo đèn lồng ở trước nhà hoặc ở trên cây như một tượng trưng cho sự may mắn. Một số gia đình khác lại biến tấu những chiếc đèn lồng này thành đèn hoa đăng để thả ở các bờ sông, mang lời cầu nguyện trôi đi đến những nơi xa.

Tìm hiểu phong tục truyền thống Tết Trung thu ở Việt Nam từ xưa đến nay - Ảnh 4.

Ảnh: Homegift

Phá cỗ

Vào dịp Trung thu, mỗi gia đình Việt đều sẽ bày một mâm cỗ với đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị, bưởi, dưa hấu,… Tùy vào sở thích cũng như gu thẩm mỹ của từng gia đình mà mâm cỗ sẽ được trang trí khác nhau.

Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu cũng là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị tuyệt vời của Tết Trung thu. Mâm cỗ trong đêm rằm là để cúng trăng và tế trời đất. Cả gia đình sẽ cùng thắp hương cầu mong một cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.

Tìm hiểu phong tục truyền thống Tết Trung thu ở Việt Nam từ xưa đến nay - Ảnh 5.

Ảnh: Báo Dân Tộc và Phát Triển

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.