5 ý tưởng làm đèn Trung thu đơn giản cho bé vui hội trăng rằm 2022

Bên cạnh những chiếc lồng đèn truyền thống hình ông sao hay được sáng tạo từ vỏ lon bia, ly nhựa, những ý tưởng làm đèn Trung thu sau đây chắc hẳn sẽ giúp bạn có những thành phẩm thật ấn tượng để dành tặng cho bé.

Top 5 ý tưởng làm đèn Trung thu sáng tạo và ấn tượng nhất năm 2022

Phong tục rước đèn là một nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong ngày tết Trung thu của người Việt. Chính vì thế, cứ vào dịp này, các em nhỏ đều được ba mẹ mua cho những chiếc đèn lồng xinh xắn, đáng yêu. 

Để đêm Trung thu được ý nghĩa hơn, bạn có thể tự tay làm ra những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu vô cùng đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Sau đây là một vài ý tưởng làm đèn Trung thu cho bạn tham khảo và lựa chọn:

Làm đèn Trung thu bằng giấy hình tròn 

Một trong những loại lồng đèn dễ làm và ít tốn thời gian cũng như chi phí nhất chính là đèn Trung thu giấy dạng hình tròn. Đây là loại đèn thường được nhiều gia đình mang treo trước ngõ, hoặc được các em nhỏ cầm trên tay rước đèn, phá cỗ qua từng con phố.

Để làm được loại đèn này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

Nguyên liệu:

- Keo sữa, nước

- Bóng bay

- Giấy ăn

- Hình hoa, lá… theo sở thích

- Dây dù

Chi phí dự kiến: 50.000 đồng

Chi tiết các bước làm:

Bước 1: Trộn keo sữa với nước rồi khuấy đều lên.

Bước 2: Xé giấy ăn thành từng mảnh nhỏ.

Bước 3: Thổi bóng bay với kích thước tùy thích. Sau đó, dán lần lượt giấy ăn phủ kín quả bóng, chỉ chừa lại một phần nhỏ xung quanh đầu buộc bóng.

Bước 4: Dán hình trang trí (hoa, lá, quả,...) lên tùy thích rồi tiếp tục dán thêm một lớp giấy ăn lên trên và quét một lớp hồ dán ở bên ngoài cùng

Bước 5: Đợi lớp giấy khô và bắt đầu cắt phần buộc quả bóng đi. Lưu ý, bạn cần cắt phần miệng sao cho tròn đều là được.

Bước 6: Dùng kim nhọn chọc thủng 2 lỗ ở phần miệng rồi luồn dây buộc.

Bước 7: Cho đèn nhấp nháy vào bên trong để có một chiếc đèn lồng giấy Trung thu cực đẹp.

Ảnh: Bách hóa xanh

Làm đèn Trung thu giấy nhún

Đèn giấy nhún là một loại đèn lồng được bày bán rất nhiều trên thị trường và được rất nhiều em nhỏ yêu thích. Nếu muốn dành tặng cho con một muốn quà bất ngờ vào ngày Tết Trung thu, bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu sau để tự tay làm cho con mình một chiếc nhún như thế này.

Nguyên liệu:

- Dao rọc giấy hoặc kéo

- Giấy mềm có hoa văn đẹp mắt

- Tấm giấy carton

- Cây đũa tre

- Keo dán

- Một đoạn kẽm

- Thước đo

- Dây treo lồng đèn

Chi phí dự kiến: 100.000 đồng

Chi tiết các bước làm:

Bước 1: Cắt giấy có hoa văn theo khổ 40×50cm. Nếu muốn làm nhỏ hơn, bạn cũng có thể chọn khổ 38×48cm.

Bước 2: Gấp giấy chồng lên nhau như một chiếc quạt giấy.

Bước 3: Xếp nhún tờ giấy để tạo hình dáng cho chiếc đèn lồng. Sau đó quấn thành hình vòng tròn.

Bước 4: Lấy một tấm giấy carton và cắt thành hình tròn để làm phần đế cho chiếc đèn. Sau đó, dùng băng dính để cố định thân cho chiếc đèn.

Bước 5: Quấn đoạn dây kẽm vào đũa tre để làm lõi cắm nến.

Bước 6: Cắm cố định đoạn kẽm làm đế cắm nến vào phần đế carton và dán vào đèn thì sẽ có được một chiếc đèn hoàn chỉnh.

Ảnh: Thietbichuyendung.com

Làm đèn Trung thu theo phong cách Kirigami

Kirigami là bộ môn cắt giấy nghệ thuật vô cùng nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Chỉ cần những dụng cụ đơn giản là giấy, dao, kéo và hồ là bạn đã có thể tạo ra những sản phẩm thủ công bắt mắt và độc đáo.

Vào dịp Trung thu năm nay, bạn có thể tự tay làm đèn lồng theo phong cách này để dành tặng cho bé hoặc đơn giản là trang trí nhà cửa cho mùa trăng rằm thật đặc sắc.

Nguyên liệu

- Cốc thủy tinh

- Giấy màu

- Mẫu giấy in hoa

- Đèn nến

- Kéo

- Keo dán

- Dao trổ

Chi phí dự kiến: 90.000 đồng

Chi tiết các bước làm:

Bước 1: Đặt mẫu giấy in hoa lên trên giấy bìa cứng, sao đó dùng dao trổ rọc lại theo từng cánh hoa, chiếc lá theo y như mẫu có sẵn.

Bước 2: Gấp cẩn thận những cánh hoa lên sao cho thành những bông hoa đang nở. Lưu ý phải thật nhẹ tay tránh tình trạng đứt gãy cánh hoa.

Bước 3: Bọc tờ giấy màu xung quanh chiếc cốc thủy tinh và dán cố định hai đầu mép tờ giấy màu này lại tạo thành 1 hình trụ. Tờ giấy màu cần được đặt cao hơn miệng cốc khoảng 1cm.

Bước 4: Bọc giấy cứng đã được tỉa hoa theo mẫu xung quanh chiếc cốc và cắt dán hai đầu mép giấy.

Bước 5: Đặt nến vào trong cốc để có được chiếc đèn Trung thu sáng rực, xinh xắn.

Ảnh: aFamily

Làm đèn Trung thu hình Minion

Minion là một nhân vật hoạt hình dễ thương và rất nổi tiếng đến từ bộ phim Despicable Me. Nhân vật này có lượng fan hâm mộ hùng hậu từ các em nhỏ đến cả người lớn.

Do vậy, làm một chiếc đèn hình Minion dành tặng cho các bé nhân dịp Tết Trung thu năm nay sẽ là quà độc đáo, khiến bé phải thích mê.

Nguyên liệu

- Một cái lồng đèn màu vàng được xếp sẵn

- Giấy màu (xanh, trắng, đen)

- Nến tealight

- Một ít nút áo màu đen

- Bút, kéo

- Súng bắn keo

Chi phí dự kiến: 80.000 đồng

Chi tiết các bước làm:

Bước 1: Đo kích thước lồng đèn vàng để làm kích thước quần của Minion. Sau đó dùng kéo cắt giấy màu xanh thành hình chữ L.

Bước 2: Dùng súng bắn keo dán ở phần đáy trước. Kế đến, kéo chiếc quần minion lên và dán cố định một chỗ với chiều cao tương ứng. Lưu ý, dán giấy màu phải thật cố định ngay ngắn để đèn được gọn gàng nhất.

Bước 3: Dùng giấy màu xanh còn thừa lúc nãy để cắt làm dây đeo quần. Cụ thể, bạn sẽ cắt hai tấm giấy có kích thước 2x15cm và dán một đầu vào chiếc quần, một đầu dán vào sau lưng.

Bước 4: Cắt một chiếc túi màu xanh và dán vào chính giữa quần Minion.

Bước 5: Tạo mắt cho Minion. Cắt hai hình tròn màu xanh có đường kính 5cm và hai hình tròn màu trắng có đường kính 4cm. Sau đó bạn dán hình tròn màu trắng nằm trên hình tròn màu đen.

Bước 6: Đính cườm tạo hình hai con mắt và hai nút áo đính vào dây quần. Lưu ý, bạn đừng quên dùng giấy màu đen làm miệng cho Minion.

Ảnh: DIY360

Làm đèn Trung thu quả cầu sắc màu

Không chỉ xuất hiện trong dịp Trung thu, lồng đèn quả cầu sắc màu còn thường được dùng để trang trí nhà cửa. Đây là biểu tượng của mặt trăng vào ngày rằm, vừa tròn vừa sáng rực cũng là sự tôn vinh nét đẹp của thiên nhiên cùng ước nguyện cảm tạ trời đất cho một mùa màng bội thu.

Dịp này, bạn có thể cùng bé làm đèn Trung thu quả cầu sắc màu để gia tăng tình cảm với bé, đồng thời mang lại cho bé trải nghiệm thật đẹp trong Trung thu tuổi thơ.

Nguyên liệu

- Giấy màu (xanh, đỏ, vàng,...)

- Thước, kéo, bút

- Hai cây đinh mũ nhỏ

- Súng bắn keo, dụng cụ đục lỗ

Chi phí dự kiến: 50.000 đồng

Chi tiết các bước làm:

Bước 1: Cắt giấy màu thành những miếng giấy nhỏ có kích thước 3x10cm. Sao đó, xếp chúng cố định theo một hướng và cho các mặt màu của miếng giấy lên phía trên.

Bước 2: Dùng dụng cụ đục lỗ vào hai đầu đầu của các miếng giấy màu. Sau khi đóng lỗ xong, hãy gắn đinh mũ vào lỗ vừa đục được. Cách này giúp bạn cố định những băng giấy chắc chắn hơn khi tạo hình quả cầu.

Bước 3: Bắt đầu phân từng mảnh giấy màu ra cho thật đều theo dạng hình tròn. Lưu ý, cần tách khoảng cách các nan giấy và quay đều các băng giấy để cho chiếc đèn lồng thêm đẹp.

Ảnh: Wikicachlam.com

Gợi ý địa chỉ mua vật liệu làm đèn Trung thu 2022

Để có thể chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu làm lồng đèn, bạn có thể dễ dàng đặt mua tại đặt mua các cửa hàng văn phòng phẩm hoặc các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,...

Nếu muốn tự tay lựa chọn ra những loại nguyên liệu ưng ý nhất, bạn có thể đến một số địa chỉ tại TP HCM và Hà Nội như sau:

1. Tại TP HCM

- Nhà sách Fahasa

CN1: 60 - 62 Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận 1

CN2: 364 Trường Chinh, phường 13, Quận Tân Bình

CN3: 387 - 389 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3

CN4: 4 Tô Ngọc Vân, phường Linh Tây, Quận Thủ Đức

- Nhà sách Phương Nam

CN1: Tầng B2 - Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM

CN2: Tầng 4 - Saigon Centre, 65 Lê Lợi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM

CN3: Tầng 1 - Siêu Thị An Phú, 36 Thảo Điền, Phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP HCM

CN4: Tầng 3 - Vạn Hạnh Mall, 11 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP HCM

- Kitty Sài Gòn: 273 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh

2. Tại Hà Nội

- Hiệu sách Nhã Nam: 59 Đỗ Quang (ngõ 61 Trần Duy Hưng cũ), Cầu Giấy, Hà Nội

- Nhà sách Fahasa

CN1: 338 Phố Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

CN2: Tầng 2 Lotte Mart, 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

- Nhà sách Cá Chép Hà Nội: 115 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.