Phá cỗ Trung thu là gì? Gợi ý mâm cỗ đầy đủ cho đêm hội trông trăng

Phá cỗ Trung thu là gì?” là câu hỏi được nhiều bạn nhỏ thắc mắc với bố mẹ của mình. Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau để đưa ra lý giải ý nghĩa nhất cho bé về hoạt động truyền thống mỗi dịp Rằm tháng 8 này.

Phá cỗ Trung thu là gì?

Phá cỗ Trung thu không chỉ là một trong những hoạt động ý nghĩa nhất trong dịp Tết Trung thu mà còn được xem là nét đẹp văn hoá được lưu giữ qua nhiều thế hệ của người Việt.

Hoạt động này được thể hiện bằng cách mỗi gia đình sẽ cùng nhau bày trí mâm cỗ để cúng Trung thu, đợi tới khi mặt trăng lên cao và tròn nhất, mọi thành viên trong gia đình sẽ hô to: “Phá cỗ”.

Sau đó, mọi người sẽ chia sẻ các loại bánh kẹo, hoa quả trên mâm cỗ và cùng nhau thưởng thức dưới ánh trăng sáng lấp lánh. Đây chắc hẳn là một trong những khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa để bạn có thể lưu dấu mùa trăng tròn cùng gia đình.

Phá cỗ Trung thu vào ngày nào?

Thông thường, Tết Trung thu sẽ được tổ chức vào ngày 15/8 Âm lịch mỗi năm. Mặt trăng vào Rằm tháng 8 sẽ to và sáng hơn ngày rằm trong các tháng khác, nên ông bà ta mới quan niệm rằng việc quây quần bên nhau vào đêm Trung thu sẽ giúp gắn kết các thành viên trong gia đình và soi sáng tương lai cho mọi người.

Trong năm 2022, Tết Trung thu sẽ rơi vào thứ Bảy (10/9) - một trong những ngày nghỉ cuối tuần. Do đó, mọi người có thể sắp xếp thời gian mua sắm và chuẩn bị mâm cỗ cùng nhau để việc bày trí được dễ dàng và nhanh chóng hơn, từ đó có thời gian bên gia đình nhiều hơn.

Phá cỗ Trung thu là một hoạt động thú vị và ý nghĩa trong dịp lễ "trông trăng" (Ảnh: Kinh tế Đô thị) 

Ý nghĩa của phá cỗ Trung thu

Hoạt động phá cỗ vào dịp lễ Trung thu chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc, từ các vẻ đẹp văn hoá, tín ngưỡng đến tình cảm thiêng liêng của mỗi gia đình. Sau đây là những ý nghĩa đặc trưng nhất của việc phá cỗ Trung thu:

Là một phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt

Tương tự như những văn hoá lễ hội lâu đời khác tại Việt Nam, phá cỗ Trung thu không chỉ là một hoạt động vui chơi ngày lễ mà còn là một phong tục tập quán đã được lưu truyền quá nhiều thế hệ.

Việc gìn giữ và phát huy phong tục phá cỗ sẽ góp phần củng cố nét đẹp văn hoá của đất nước, giúp cho các thế hệ trong tương lai biết được những giá trị truyền thống và ngày càng yêu mến, trân trọng các hoạt động văn hoá lễ hội của Việt Nam hơn.

Là thời điểm ước mong những điều may mắn

Theo dân gian, việc bày trí mâm cúng Trung thu và phá cỗ là để cảm tạ trời đất vì những vụ mùa tươi tốt. Ngoài ra, mỗi loại trái cây, bánh kẹo đều tượng trưng cho những điều may mắn, cùng với sự thành tâm trong quá trình cúng lễ thể hiện sự mong cầu những điều tốt đẹp sẽ đến mọi thành viên trong gia đình.

Là thời gian gắn kết tình cảm gia đình

Cuối cùng và cũng là ý nghĩa quan trọng nhất, phá cỗ là lúc mà mỗi thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau, gắn kết tình cảm thiêng liêng.

Tết Trung thu còn được biết đến với tên gọi Tết đoàn viên, sự đoàn tụ được thể hiện qua việc các thành viên trong gia đình dù xa dù gần đều quay về mái nhà của mình, cùng nhau trang trí mâm cúng, trò chuyện và chia sẻ niềm vui với nhau.

Dưới ánh trăng sáng ngời, ông bà, cha mẹ sẽ trao cho con cháu những món quà ý nghĩa và các bé sẽ gửi đến ông bà, cha mẹ những lời chúc chân thành, tạo nên một bầu không khí ấm áp và yêu thương.

 Bầu không khí ấm áp khi gia đình sum vầy phá cỗ Trung thu (Ảnh: Minh Long sang trọng)

Phá cỗ Trung thu gồm những gì: Gợi ý mâm cỗ đầy đủ

Tuỳ vào từng khu vực, văn hoá và tập quán của mỗi gia đình, mà quá trình chuẩn bị mâm cỗ - phá cỗ sẽ khác nhau. Dưới đây là những thành phần cơ bản nhất mà bất kỳ mâm cỗ Trung thu nào cũng có, bao gồm:

- Bánh Trung thu: Thường gồm cả hai loại bánh nướng và bánh dẻo với hai hình dáng vuông và tròn tượng trưng cho đất và trời. Các gia đình có thể lựa chọn hương vị tùy theo sở thích và điều kiện của mình.

- Mâm ngũ quả: Miền Bắc thường dùng các loại quả như chuối, bưởi, đào, hồng, cam,... để trang trí. Miền Nam thường trang trí với các loại quả màu sắc hơn như đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung… Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt tỉa các loại trái cây để giúp mâm cỗ trở nên độc đáo hơn.

- Đèn lồng: Hiện nay có rất nhiều loại đèn lồng khác nhau để bạn có thể lựa chọn và bày lên mâm cỗ. Một số hình dáng phổ biến nhất là ngôi sao, cá chép, lồng đèn kéo quân,...

Nếu bạn vẫn chưa biết cách để bày trí mâm cỗ, hãy tham khảo những mẫu mâm cỗ sau đây:

Mâm cỗ Trung thu truyền thống

Những nguyên liệu cần chuẩn bị để bày trí mâm cỗ truyền thống gồm có: Tiến sĩ giấy, đèn ông sao, đèn cù, mặt nạ, bưởi, cốm, chuối chín, hồng đỏ, na, đầu sư tử bằng giấy, bánh Trung thu hình cá và bánh Trung thu hình chú lợn,… Bạn có thể tham khảo hình ảnh minh hoạ dưới đây và tùy chỉnh cách sắp xếp theo ý mình.

Mâm cỗ Trung thu truyền thống. (Ảnh: Vntrip)

Mâm cỗ Trung thu dành cho gia đình

Đối với mâm cỗ dành cho gia đình, bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây gồm: đèn ông sao, bưởi tách múi và tạo hình chú chó bông ngộ nghĩnh, dứa, đầu sư tử bằng giấy, chôm chôm, ổi và táo được sử dụng để tạo hình chú bộ đội,…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sáng tạo thêm bánh Trung thu hay các loại trái cây khác để mâm cỗ Trung thu của gia đình mình độc đáo hơn.

Mâm cỗ Trung thu cho gia đình (Ảnh: Vntrip)

Những hình ảnh phá cỗ Trung thu độc đáo, thú vị

Mỗi gia đình sẽ có những hoạt động riêng khi phá cỗ Trung thu nhằm tạo nên sự độc đáo và mang lại tiếng cười cho mỗi thành viên trong gia đình.

Dưới đây là những hình phá cỗ Trung thu thú vị và ấm áp nhất trong dịp lễ “trông trăng” này:

 Phá cỗ Trung thu là một phong tục tập quán lâu đời tại Việt Nam (Ảnh: Blog Trung thu) 

 Cách trang trí không gian sống động cho việc phá cỗ Trung thu thêm thú vị. (Ảnh: Nồi Phở Sài Gòn) 

 Ba mẹ và các bé chia sẻ những chiếc bánh Trung thu ngọt ngào khi phá cỗ. (Ảnh: Bách Hoá Xanh)

 Hình ảnh gia đình tụ họp cùng nhau phá cỗ Trung thu. (Ảnh: Thể thao Đại Việt)

 Mâm cỗ Trung thu độc đáo. (Ảnh: Gia Đình Mới)

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.