Top những trò chơi Tết Trung thu thú vị và hấp dẫn cho mọi người 2022

‏Ngoài những chiếc đèn ông sao lung linh, bánh nướng thơm lừng, mâm cỗ đẹp thì các trò chơi tập thể trong đêm Trung thu là điều không thể thiếu mỗi đêm hội rằm. Hãy cùng lên kế hoạch cho những trò chơi Tết Trung thu thú vị khó quên của mùa trăng năm nay.‏

3 trò chơi dân gian Tết Trung thu 2022 cho trẻ em‏

 Ảnh minh họa: Nhã Lam‏ 

‏Một trong những điều tuyệt vời nhất mà bố mẹ, gia đình, nhà trường,... có thể dành tặng cho các em nhỏ trong dịp Trung thu năm 2022 chính là tổ chức một đêm “Trông trăng, phá cỗ” thật ý nghĩa và tưng bừng.‏

‏Dù là được tổ chức ở đâu đi nữa (tại trường, khu phố, tại nhà, tại công ty,...) thì những trò chơi dân gian tiêu biểu của Tết Trung thu dưới đây cũng không thể không góp mặt:‏

‏Múa lân rước đèn‏

Nguồn: istockphoto

‏Nếu nói đến trò chơi truyền thống ngày Trung thu, ta không thể không nhắc đến trò múa lân sư rồng - một trong những nét đặc sắc của văn hóa Việt còn được lưu giữ đến ngày nay. Dù thời đại có thay đổi như thế nào thì trò múa lân đêm Trung thu vẫn được vô số trẻ con yêu thích và chào đón nồng nhiệt. ‏

‏Cứ tới cận ngày Tết Thiếu Nhi, trên các con phố Hàng Mã (Hà Nội) hoặc Lương Nhữ Học (TP HCM) lại tấp nập với những hàng quán bán đầu lân, lồng đèn giấy, đèn ông sao,... Đây cũng là những địa điểm mà nhiều người chọn lựa để mua đầu lân, mặt nạ ông địa, trống bỏi,... các món phụ kiện không thể thiếu trong trò múa lân sư rồng.‏

‏Nếu không có điều kiện chuẩn bị những dụng cụ múa lân hoành tráng, bạn có thể tự làm mặt nạ và thiết kế bộ đồ lân đơn giản tại nhà. Từ các nguyên liệu như nilon, thùng cát tông, bút màu, ruy băng, dây kim tuyến, vải,... bạn hoàn toàn có thể sáng tạo thành một chiếc đầu lân handmade cho các bé.‏

‏Khi đêm Rằm tháng 8 đến, các bé sẽ trùm lên mình những chiếc đầu lân sặc sỡ, hòa cùng tiếng nhạc Trung thu và tiếng trống “cắc - tùng” bắt tai, chạy nhảy trong sân, nhà hoặc di chuyển theo nhịp điệu. Trò chơi này sẽ giúp bé vận động, nô đùa với bạn bè và thêm yêu truyền thống, văn hóa của đất nước. ‏

‏Làm đèn Trung thu‏

Nguồn: istockphoto

‏Nếu múa lân là trò chơi dành cho những bé yêu vận động thì làm đèn Trung thu lại là thử thách để trẻ luyện tập sự kiên trì, khéo léo và tập trung của mình. Nếu bạn đang chưa biết nên tổ chức trò chơi tết Trung thu gì cho trẻ, hãy thử trò làm đèn Trung thu để thử tài khéo tay của các bé.‏

‏Đầu tiên, bạn cần chọn một kiểu lồng đèn đơn giản (hình thoi, hình quả cầu, đèn xếp,...) để bé có thể học theo và làm. Hãy chuẩn bị sẵn nguyên liệu từ trước để trò chơi có thể bắt đầu thuận lợi. Tiếp đó, bạn dạy, hướng dẫn và cùng các bé cùng nhau thực hiện làm đèn Trung thu.‏

‏Sau khi các bé đã biết làm tất cả các bước, bạn có thể tổ chức thi đua giữa nhiều bé với nhau, xem ai là người làm nhiều lồng đèn nhất trong thời gian quy định. Khi kết thúc thời gian, bạn tuyên bố người thắng cuộc và cùng các bé trang trí những lồng đèn của mình lên lớp, góc học tập, trong phòng,... của mình. ‏

‏Những chiếc đèn làm thủ công đơn giản nhưng cũng phần nào luyện sự nhanh tay, khéo tay cho trẻ. Tuy những “thành phẩm” này không đẹp bằng những chiếc đèn lồng mua sẵn, nhưng trẻ chắc chắn sẽ rất thích thú với chiếc đèn do chính tay mình làm ra.‏

‏Rồng rắn lên mây‏

‏Nguồn: Sanoto‏

‏Rồng rắn lên mây là trò chơi Tết Trung thu vui nhộn và quen thuộc với rất nhiều người. Hoạt động này sẽ phù hợp hơn khi tổ chức trong nhà trẻ, trường học hoặc một chương trình dành cho trẻ tại công ty. ‏

‏Cách thức tổ chức trò chơi này cũng vô cùng đơn giản, dễ thực hiện và không cần dùng bất cứ đạo cụ nào. Bạn chỉ cần tập hợp nhóm trẻ từ 5 bé trở lên, xếp thành hàng dọc ôm hoặc vịn vào áo của người trước mặt. Bạn có thể chọn ra một bé để đứng đầu hoặc tự mình làm người đứng đầu để bảo vệ trẻ. Một người khác, có thể là người trong ban tổ chức sẽ đóng vai ông thầy để “bắt” người.‏

‏Sau khi phân vai hoàn tất, các bé sẽ cùng hát bài “Rồng rắn lên mây” với câu cuối cùng là hỏi “Có ông thầy ở nhà hay không?”. Nếu người đóng vai thầy trả lời “Không” thì phải hát lại điệp khúc trên, còn nếu câu trả lời là “Có” thì trẻ hỏi lại “Thầy xin khúc nào”.‏

‏Số khúc trả lời tương ứng số thứ tự người đứng trong hàng rồng rắn. Tất cả mọi người sẽ có nhiệm vụ bảo vệ người bị chọn đó khỏi ông thầy. Nếu bắt được thì thầy thắng, không được thì thầy thua. ‏

‏3 trò chơi Tết Trung thu cho thanh, thiếu niên được ưa chuộng nhất‏

‏Vào đêm Trung thu, ngoài các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ nhỏ thì những “đứa trẻ quá lứa” là thanh, thiếu niên cũng có thể tổ chức nhiều trò chơi vui nhộn để tận hưởng khoảng thời gian tràn đầy hạnh phúc với bạn bè, gia đình mình.‏

‏Ma sói đêm Rằm‏

‏Có lẽ không còn cần phải nói nhiều về trò chơi siêu quen thuộc với thế hệ gen Z này. Ma sói là một trò chơi khá phức tạp với những người mới chơi và siêu đơn giản cho những ai đã là “tấm chiếu đã trải”. Trò chơi này đòi hỏi số lượng người càng đông càng vui, tốt nhất là 6 người trở lên để phân bổ nhân vật và các vai trò trong game. ‏

‏Nguồn: thuthuatchoi‏

‏Ma sói thường có các tuyến nhân vật chủ chốt như dân làng, sói, phù thủy, thợ săn, người bảo vệ,... và người quản trò với vai trò giám sát và phân vai. Để nâng tầm trò chơi này vào đêm Trung thu, bạn có thể thêm tuyến nhân vật chị Hằng và chú Cuội với các khả năng đặc biệt như hồi sinh người đã chết, cộng sinh với dân làng, tìm ra Sói,... ‏

‏Cách chơi của Ma sói như sau: Trò chơi chia làm hai buổi ban ngày và ban đêm. Bắt đầu vào đêm đầu tiên, các vai trò đặc biệt (như sói, thợ săn, người bảo vệ, phù thủy) sẽ được quản trò gọi dậy trong đêm, các vai trò như dân làng sẽ ngủ suốt đêm cho đến khi trời sáng. Ban ngày là thời gian tất cả cùng thức dậy và cùng nhau thảo luận ai là sói. Những người được phân vai trò đặc biệt sẽ không được tiết lộ thân phận tới phút cuối cùng mà chỉ có thể dùng suy luận, biện minh để hướng mọi người tới đáp án đúng nhất.‏

‏Bất cứ ai bị chọn treo cổ sẽ có khoảng thời gian để biện hộ cho mình, sau đó những người bình chọn sẽ biểu quyết là sống hoặc chết. Nếu phiếu “tử” cao hơn, người đó sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi và không được tham gia bất cứ hoạt động nào sau đó, kể cả thảo luận.‏

‏Trò chơi sẽ kết thúc khi: ‏

‏- Phe sói có số lượng ngang phe người - Sói Thắng‏

‏- Phe sói bị tiêu diệt hết - Người thắng‏

‏- Phe thứ ba thực hiện xong nhiệm vụ của mình - Phe thứ ba thắng ‏

‏Ai thua phải uống - Drinking Game‏

‏Ai thua phải uống (Drinking Game) là thể loại Board game kinh điển dành cho nhóm đông người. Trong đêm Trung thu năm nay, bạn có thể rủ hội bạn của mình chơi trò này để cùng nhau có những kỷ niệm khó quên nhất.‏

‏Nguồn: bloganchoi‏

‏"Drinking Game" là một trò chơi mà trong đó, người chơi sẽ thực hiện các tương tác, hành động thông qua chỉ dẫn của bộ thẻ bài. Vì vậy, các bạn cần chuẩn bị sẵn một bộ thẻ bài như Tới bến, Say sưa, Lầy, Lội,... có bán tại các nhà sách hoặc shop online.‏

‏Cách chơi trò này cũng khá đơn giản: Bạn chuẩn bị trước các loại thức uống với đủ mùi vị “thách thức vị giác” như nước đắng, nước mắm, tương, nước ớt, nước chanh nguyên chất, ăn kẹo thúi,...‏

‏Các thành viên sẽ ngồi xếp thành vòng tròn, lần lượt bốc từng lá bài lên và làm theo nội dung lá bài yêu cầu. Trên mỗi lá bài sẽ là những “fun fact” dự đoán về bạn hoặc những thử thách “xoắn não” mà bạn phải vượt qua. Nếu không làm được, bạn sẽ nhận hình phạt chọn nước uống “kinh dị” kể trên và phải uống hết một ly nhỏ thì mới coi như hợp lệ.‏

‏Play Together - Game online chơi cùng bạn bè‏

‏Nếu không thể tụ tập cùng với nhau, bạn và hội bạn thân có thể thử tải Play Together cho điện thoại để cùng vi vu với nhau tại miền đất ảo trong game này.‏

‏Nguồn: play.google‏

‏Game này thuộc thể loại phiêu lưu thế giới mở, nơi mà bạn có thể kết nối với bạn bè mình một cách chân thực và sống động nhất. Đây cũng là một trong những tựa game thịnh hành nhất trong thời kỳ giãn cách xã hội, giúp kết nối những người bị khoảng cách địa lý chia cắt.‏

‏Trong thế giới ảo này, bạn có thể chơi nhiều trò chơi nhỏ (mini-game) khác nhau, bạn sẽ khám phá, hoàn thành các nhiệm vụ cùng bạn bè để kiếm điểm. Để tải game, bạn chỉ cần vào cửa hàng Google Play Store (đối với smartphone Android) hoặc App Store (đối với các thiết bị chạy iOS và iPadOS) và gõ Play Together trên thanh công cụ tìm kiếm. Tải game và cùng hội bạn online Discord để thoải mái nói chuyện, chia sẻ màn hình game với nhau.‏

‏3 trò chơi Tết Trung thu cho đại gia đình năm 2022‏

‏Nếu bạn đang tìm kiếm những trò chơi Tết Trung thu để tổ chức trong gia đình thì có thể tham khảo một số game dưới đây:‏

‏Thử thách đoán hộp mù bí ẩn‏

‏Đây là trò chơi “may rủi” vừa đơn giản, vừa dễ thực hiện mà bạn có thể tổ chức cho gia đình mình. Cách thực hiện trò chơi này như sau:‏

‏Bước 1: Chuẩn bị 3 hộp cát tông vuông kích thước 30 x 30cm, cắt 1 cạnh để úp đồ vật và dùng bút màu đánh số thứ tự 1, 2, 3.‏

‏Bước 2: Chuẩn bị bánh Trung thu, trái cây, kẹo đắng, đĩa bột mì, ly nước mắm,... là tất cả những món mà bạn nghĩ có thể thưởng và “troll” mọi người được. Tiếp đó, quản trò bí mật đặt những đồ vật này bên dưới 3 hộp cát tông để mọi người tham gia trò chơi có thể lựa chọn.‏

‏Bước 3: Chuẩn bị một số câu hỏi về Trung thu hoặc đời sống liên quan. Người chơi trả lời đúng có thể chọn 1 trong 3 hộp bí ẩn và có quyền nhận hoặc không nhận món đồ trong hộp. Người chơi trả lời sai vẫn được chọn ô, nhưng nếu chọn được hộp có quà thì không được nhận, còn chọn phải ô “troll” thì phải chịu phạt.‏

‏Nguồn: BIBI TV‏

Trò chơi “Bạn có lấy hay không?”‏

‏Cũng là trò chơi liên quan đến may rủi, nhưng trò chơi này lại có cách chơi khác đi một chút. Đầu tiên, người tổ chức sẽ chuẩn bị một số phần quà hoặc một tờ giấy yêu cầu người chọn thực hiện hành động được ghi trong đó.‏

‏Người chơi sẽ không được lựa chọn mà chỉ có thể trả lời “lấy” hoặc “không” khi tới lượt chọn của mình. Các bước của trò chơi như sau:‏

‏Bước 1: Các người chơi tham gia đứng thành hàng dọc, người đầu hàng sẽ đi đến trước và được người quản trò hỏi “Bạn có lấy hay không?” ‏

‏Bước 2: Nếu người chơi xác nhận “lấy” sẽ phải nhận về món quà mà mình đã chọn, còn nếu chọn đúng mảnh giấy có ghi thử thách thì phải thực hiện hành động theo yêu cầu.‏

‏Trò chơi nối từ Trung thu‏

‏Nối từ là trò chơi đơn giản và được khá nhiều gia đình tổ chức thực hiện. Bạn không cần chuẩn bị đạo cụ gì mà chỉ cần có “vốn từ” phong phú là được. Cách chơi trò này sẽ là:‏

‏Bước 1: Quản trò chia gia đình thành hai đội chơi. Tùy vào số lượng người chơi để chia đều cho phù hợp.‏

‏Bước 2: ‏‏Sau khi các đội chơi đã được phân chia số lượng rõ ràng, quản trò sẽ đưa ra một từ bất kì. Nhiệm vụ của đội đầu tiên sẽ phải trả lời bằng một từ bất kỳ có nghĩa, nối với từ mà quản trò đưa ra. Ví dụ: Bóng đá – Đá bào – Bào chữa – …‏

‏Bước 3: Các đội chơi thay nhau nối từ, đội nào không thể đưa ra câu trả lời trong 5s thì thua cuộc.‏

‏Trò chơi này sẽ thử thách tính linh hoạt, nhạy bén của người chơi, giúp mọi người vận dụng linh hoạt ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ của bản thân dưới bất kỳ hình thức nào. ‏

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.