Tết Trung thu tạ ơn thần nào? Văn hóa tổ chức Trung thu ở các nước châu Á

Mặc dù Trung thu là một trong những ngày lễ truyền thống lớn nhất năm, song có rất ít người biết Tết Trung thu tạ ơn thần nào và đâu là sự khác biệt trong văn hóa tổ chức ngày lễ này tại các quốc gia châu Á.

Tết Trung thu tạ ơn thần nào?

Nhiều tài liệu cho thấy, Tết Trung thu có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước. Theo phân tích Hán tự, chữ “thu” gồm chữ “hòa” (nghĩa là cây lúa) và chữ “hỏa” (nghĩa là lửa), biểu thị mùa lúa chín là mùa thu.

Theo quan niệm về thời gian, tháng 8 Âm lịch là giữa mùa thu, thời điểm mà các giống ngũ cốc lần lượt chín, người dân thi nhau thu hoạch và sau đó làm lễ tạ ơn Trời Đất, Thần Nông và ông bà tổ tiên đã ban cho mùa màng bội thu.

Để thể hiện sự hiếu kính, người nông dân cũng dùng các loại ngũ cốc đã thu hoạch được chế biến ra các loại bánh thơm ngon và dâng lên cúng tế cùng các loại hoa quả địa phương.

Đặc biệt, ngày Rằm tháng 8 là ngày tròn giữa tháng, do đó dần dà, người ta định ra ngày này là Tết Trung thu, với khởi nguồn là tạ ơn Trời Đất, Thần Nông, ông bà tổ tiên sau vụ mùa như vừa đề cập ở trên.

Ảnh: Thảo Vy

Sau đó, thời nhà Chu của Trung Quốc đã xuất hiện văn tự ghi chép sớm nhất về ngày Trung Thu. Cụ thể, trong “Lễ ký” có chép: “Thiên tử mùa xuân tế lễ Thần Mặt trời, mùa thu tế lễ Thần Mặt trăng”.

Thờ Thần Mặt trăng là một phong tục cổ trong văn hóa Trung Hóa. Từ xa xưa, ở một số vùng của Quảng Đông, người dân đã có truyền thống tạ ơn Thần Mặt trăng vào đêm Tết Trung thu và mỗi thành viên trong các gia đình sẽ lần lượt thực hiện nghi lễ cúng trăng cầu phúc.

Còn tại Việt Nam, tương truyền vào thời Lý tại kinh thành Thăng Long, nhà vua đã lựa chọn ngày Tết Trung Thu làm ngày lễ tạ ơn thần Rồng. Mục đích là để cảm tạ vị thần này vì đã mang lại mùa màng bội thu, cho con dân cuộc sống ấm no, không thiếu thốn.

Từ những truyền thuyết và tích cũ kể trên, ngày nay, Trung thu được xem là một dịp chung để tạ ơn Trời Đất, các vị thần và ông bà tổ tiên đã phù hộ độ trì, mang đến sự bình an, no ấm cho gia đình.

Văn hóa tổ chức Tết Trung thu ở các nước châu Á có gì khác nhau?

Mặc dù tinh thần chung của ngày Tết trung thu là tạ ơn Trời Đất, các vị thần và ông bà tổ tiên, thế nhưng văn hóa tổ chức Tết trung thu tại từng quốc gia châu Á lại có sự khác nhau, một phần là do bị chi phối bởi truyền thống, phong tục của quốc gia đó.

 

Thiết kế: Thảo Vy

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.