Mâm cỗ Trung thu có những gì? Cách bày trí mâm cỗ Trung thu theo ba miền

Trung thu là một trong những dịp lễ mà các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp bên nhau. Để dịp lễ này thêm hoàn hảo và ý nghĩa, mâm cỗ truyền thống là một thành phần không thể thiếu. Vậy mâm cỗ Trung thu có những gì?

Mâm cỗ Trung thu có những gì?

Việc chuẩn bị mâm cỗ Trung thu được xem là một nét đẹp truyền thống của nhiều gia đình từ xưa đến nay. Thông thường, mâm cỗ trong dịp Tết Trung thu sẽ không quá khắt khe trong khâu lựa chọn đồ cúng mà sẽ tùy vào điều kiện của từng gia đình để bày trí đúng chuẩn. 

Theo đó, mâm cỗ Trung thu truyền thống của người Việt Nam nhìn chung sẽ gồm có những món đặc trưng như sau: 

Bánh Trung thu

Một trong những lễ vật luôn có mặt trong mâm cỗ Trung thu truyền thống của mọi nhà chính là bánh Trung thu. Trong đó, bánh dẻo và bánh nướng là hai loại bánh Trung thu phổ biến tại Việt Nam.  

Ý nghĩa của loại bánh này như một lời chúc cuộc sống tròn đầy, viên mãn, đồng thời còn tượng trưng cho lời cảm đất trời đã cho một năm bình an, mùa màng bội thu. Cụ thể:

- Bánh dẻo có lớp vỏ trắng tựa như vầng trăng ngà với ý nghĩa đoàn viên

- Bánh nướng biểu tượng cho tình thân vượt qua mọi thử thách vẫn luôn chở che, đùm bọc lẫn nhau 

Trước kia, bánh Trung thu chỉ có hình vuông với họa tiết đơn giản và nhân bên trong thường là nhân thập cẩm hoặc nhân đậu xanh truyền thống. Nhưng ngày nay, những chiếc bánh này được biến tấu khá đa dạng và phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, hoa văn và cả nhân bánh.  

Mặc dù có rất nhiều thương hiệu bánh Trung thu trên thị trường, song bạn chỉ nên chọn những thương hiệu có tiếng tăm để có thể cùng gia đình thưởng thức được những món bánh chất lượng, có mẫu mã đẹp mắt, sang trọng. 

Một số thương hiệu bánh Trung thu uy tín hiện nay mà bạn nên tham khảo đó là: Givral, Brodard, Như Lan, Kinh Đô, Đồng Khánh,... Bạn có thể dễ dàng tìm mua bánh Trung thu đến từ các thương hiệu này ở hầu hết các cửa hàng bánh trái, tạp hóa, siêu thị,... gần nhà. 

Ảnh: Bazan Travel

Trái cây 

Bên cạnh bánh Trung thu, trái cây cũng là một trong những thứ cần có trên mâm cỗ Trung thu truyền thống. Trước đây, mâm ngũ quả thường sẽ có những loại trái cây như dưa hấu, hồng đỏ, đu đủ, bưởi, táo,... và chưa được cắt tỉa một cách tỉ mỉ. 

Thế nhưng, với tay nghề khéo léo và óc sáng tạo hiện nay, nhiều thợ tỉa trái cây đã có thể tạo ra nhiều hình dáng của các con vật khác nhau như nhím lê nho, cá thanh long, cua cam và đặc biệt nhất là chú cún làm bằng quả bưởi. Chính sự sáng tạo này giúp cho mâm cỗ cúng Trung thu thêm phần bắt mắt và ấn tượng hơn. 

Ngoài ra, bạn cần lựa chọn những thứ quả có màu sắc tươi mới và nên có quả chín quả xanh xen kẽ nhau khi bày trí mâm cỗ Trung thu, bởi điều này sẽ giúp cân bằng âm - dương và tốt cho gia đình.

Theo đó, mâm cỗ cúng Trung thu thường sẽ không thể thiếu với các loại quả mang ý nghĩa tốt đẹp như sau: 

- Quả bưởi: tượng trưng cho sự toàn vẹn, đủ đầy và sung túc

- Quả na: cầu chúc cho mọi sự như ý, làm ăn suôn sẻ và sức khỏe dồi dào

- Quả hồng: biểu tượng cho sức sống và niềm tin hy vọng trong cuộc sống

- Quả thanh long: biểu trưng cho sự giao hòa của đất trời, an bình và yên lành đến mọi nơi

- Quả chuối: tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở

- Quả lưu: mang đến sự may mắn và ngọt ngào 

Ảnh: Travellive

Lồng đèn 

Mâm cúng Trung thu không thể không có đèn lồng - một món đồ trang trí hoàn hảo để mâm cỗ trở nên đủ đầy và bắt mắt hơn. Không những thế, đèn lồng còn là biểu tượng của sự ấm no và hạnh phúc gia đình, tạo thành “mảnh ghép” hoàn hảo cho mâm cỗ trông trăng.

Thông thường, người ta thường lựa chọn đèn ông sao trang trí trong mâm cỗ. Hình ảnh ngôi sao 5 cánh được bao bọc bởi vòng tròn tượng trưng cho Ngũ hành trong phong thủy - là biểu tượng cho sự cân bằng và hài hòa các mối quan hệ trong đời sống, giữa người với người và người với thiên nhiên. 

Tuy nhiên hiện nay, các loại đèn khác cũng mang ý nghĩa đặc biệt mà bạn cũng có thể chọn lựa để trang trí cho mâm cỗ Trung thu:

- Đèn cá chép: Thể hiện sự vượt khó và kiên trì trước mọi khó khăn, thử thách

- Đèn kéo quân: Tượng trưng cho sự hiếu thảo, tình yêu thương của những người con dành cho ông bà cha mẹ.

- Đèn lồng tròn: Tôn vinh nét đẹp của thiên nhiên (ánh trăng) cùng với những ước nguyện cảm tạ trời đất cho một mùa màng bội thu.

Ảnh: Lồng Đèn Trung Thu Giá Rẻ 5K

Cách bày trí mâm ngũ quả Trung thu ở ba miền 

Mâm ngũ quả Trung Thu truyền thống sẽ tượng trưng cho âm - dương và Ngũ hành, thể hiện sự sung túc, đủ đầy và bình an. Do đó, ngoài việc bố trí sao cho đẹp mắt thì bạn cũng cần chú ý đến tính cân đối và hài hòa khi bày trí mâm cỗ.

Dưới đây là cách bày trí mâm cúng Rằm tháng 8 theo phong tục của từng vùng miền mà bạn có thể tham khảo: 

Cách bày trí mâm ngũ quả Trung thu miền Bắc

Đối với người miền Bắc, mâm cỗ Trung thu sẽ được bày biện cầu kỳ, tinh tế với những loại quả đặc trưng của miền Bắc như sau: chuối, bưởi, đào, hồng, cam hoặc quýt.

Trong đó, cách bày trí mâm ngũ quả Trung thu miền Bắc như sau: Bày nải chuối ở dưới cùng để làm đế và bên trên đặt một quả bưởi còn đủ cành đủ lá. Sau đó, những loại trái cây khác như đào, hồng và bưởi sẽ lần lượt đưa vào những chỗ còn trống sao cho thật gọn gàng và đẹp mắt. 

Để mâm cỗ ngày Rằm tháng 8 thêm bắt mắt hơn, bạn có thể trang trí với chó bông được làm từ bưởi, ông tiến sĩ giấy, các loại lồng đèn và bánh trung thu nướng hoặc bánh dẻo. 

Ngoài ra, để cầu mong tiền tài, ấm no và sung túc cho gia đình, bạn có thể trang trí thêm một số loại quả như táo xanh, quýt vàng, ớt đỏ,...

Ảnh: Điện máy XANH 

Cách bày trí mâm ngũ quả Trung thu miền Trung

So với miền Bắc, mâm ngũ quả Trung thu của người miền Trung khá đơn giản và không cầu kỳ trong việc chọn lựa các loại quả để bày trí. 

Theo đó, đu đủ, mãng cầu, xoài, sung, chuối, cam quýt,… là những loại trái cây phổ biến và thường thấy trong mâm ngũ quả của miền Trung để dâng lên tổ tiên, cầu mong bình an và may mắn. 

Cách bày trí mâm cỗ ở miền Trung như sau: Chọn những quả to và nặng đặt ở dưới, còn những quả nhẹ hơn thì để xen kẽ bên trên sao cho đẹp mắt. Cùng với đó, bạn có thể cài thêm một số bông cúc cho thêm màu sắc trong mâm cúng. 

Ảnh: Báo Lao Động 

Cách bày trí mâm ngũ quả Trung thu miền Nam

Giống với miền Bắc, miền Nam cũng rất cầu kỳ trong việc bày trí và thờ cúng mâm ngũ quả Trung thu. Thông thường, mâm cúng của người miền Nam sẽ có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài với ý nghĩa “cầu sung vừa đủ xài”. 

Bên cạnh đó, một cặp dưa hấu đỏ được đặt trong mâm cúng tượng trưng cho sự may mắn và trái thơm biểu tượng cho sự đông vui, có nếp, có tẻ. 

Theo đó, cách bày trí mâm hoa quả Trung thu của miền Nam như sau: Bày những quả to và nặng như dừa, mãng cầu, đu đủ lên trước rồi sắp xếp những quả nhỏ hơn lên theo hình tháp. Riêng dưa hấu thì để hai bên mâm cúng sao cho thật cân đối. 

 Ảnh: Travellive 

chọn
Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền
Tiếp tục thông tin về tiến độ nộp tiền sau trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), ngày 16/9, lãnh đạo huyện cho biết: Với 68 thửa đất trúng đấu giá, đến thời hạn cuối cùng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền; 56 thửa đất không nộp tiền hoặc không nộp đủ. Đáng chú ý, 12 trường hợp nộp tiền có giá trúng cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2.