Tết Trung thu ăn gì 2022? Top những món ăn đặc biệt cho dịp Rằm tháng 8

Trung thu là một dịp lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa của người Việt. Những món ăn Tết Trung thu luôn mang hương vị của tình thân, được xem là cầu nối để gắn kết các thành viên trong gia đình mỗi mùa đoàn viên.

Tết Trung thu ăn gì 2022: Các món ăn truyền thống trong dịp tết đoàn viên

Trung thu là ngày tết đoàn viên, là ngày sum họp của cả gia đình. Một mâm cỗ Trung thu được bày biện với các loại bánh trái hấp dẫn đặc trưng của ngày lễ này.

Dưới đây là những món ăn truyền thống đặc biệt dành riêng cho ngày Tết Trung thu mà bạn có thể chuẩn bị cho gia đình mình trong giây phút sum họp:

Bánh Trung thu

Một trong những món ăn đặc trưng của dịp tết đoàn viên chính là bánh Trung thu. Từ xa xưa, bánh Trung thu đã gắn liền với ý nghĩa và quan niệm về một cuộc sống tròn đầy, viên mãn. 

- Bánh Trung thu truyền thống có một lớp vỏ mỏng được nướng chín vàng ươm và bên trong là một khối nhân thập cẩm vô cùng cùng hấp dẫn. Ngày nay, bánh nướng Trung thu đã được biến tấu với nhiều loại nhân đa dạng khác nhau như: nhân sữa dừa, nhân đậu xanh, nhân lava tan chảy,...

- Bánh Trung thu dẻo có lớp vỏ dẻo mịn kết hợp cùng với phần nhân bùi, béo, ngọt nên rất được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Lớp vỏ bên ngoài của những chiếc bánh dẻo cũng bắt mắt và tươi sáng nên có phần thu hút hơn so với bánh nướng.

- Bánh Trung thu rau câu là một hình thức biến tấu khá mới lạ với hình thức bắt mắt cùng vị ngọt thanh vừa miệng. Nhờ đó, món bánh này phù hợp với khẩu vị của nhiều người và được nhiều gia đình lựa chọn để đưa vào thực đơn tráng miệng trong dịp Trung thu.

Nguyên liệu chính để làm nên những chiếc bánh thơm ngon này gồm có bột rau câu, nước cốt dừa và một chút màu tự nhiên. Bạn cũng có thể sử dụng thêm trái cây, rau củ, phô mai, whipping cream để làm phần nhân bánh thêm phần phong phú. 

Cứ mỗi dịp Rằm tháng 8, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau ngồi ngắm trăng, thưởng trà và ăn những chiếc bánh Trung thu thơm ngon, ngọt vị.

Ngoài ra, bánh Trung thu cũng là một món quà đặc biệt để bạn dành tặng cho những người mình yêu quý. Từng chiếc bánh được trao sẽ mang ngụ ý chúc gia đình có một cuộc sống tròn đầy và viên mãn.

 Ảnh: BRANDT

Chè trôi nước

Chè trôi nước hay còn được gọi bằng một cái tên khác là chè đoàn viên. Đây là một món ăn truyền thống vô cùng quen thuộc trong những ngày tết Trung thu mang ý nghĩa gắn kết các thành viên trong gia đình. 

Những viên chè trôi nước có lớp vỏ mềm mịn, nhân đậu xanh ngọt bùi, phần nước đường ngọt thanh, nước dừa thơm béo và hương gừng cay nồng đã tạo nên một món ăn vô cùng hoàn hảo. Sự kết hợp giữa những loại nguyên liệu này đã mang đến một chén chè biểu tượng cho tình cảm ngọt ngào, nồng ấm của một gia đình trọn vẹn. 

Sau bữa cơm tối, đừng quên tụ họp mọi người trong gia đình và cùng ngồi lại để ăn những chén chè đoàn viên, cùng nhau ngắm trăng và đón một mùa Trung thu thật ý nghĩa. 

 Ảnh: Kinh đô ẩm thực Huế

Xôi cốm 

Một món ăn quen thuộc không thể thiếu đối với người dân miền Bắc mỗi mùa Trung thu chính là xôi cốm. Đây cũng được xem là món ăn truyền thống mà bạn không nên bỏ lỡ nếu có dịp ra Bắc trong mùa thu này. 

Xôi cốm được nấu với ba loại nguyên liệu chính gồm đậu xanh, cốm non và dừa nạo. Sau khi được tẩm với một ít đường trắng, phần dừa nạo sẽ được mang đi xào ở trên lửa liu riu. 

Đậu xanh sẽ được ngâm trước đó khoảng nửa ngày rồi mang đi hấp chín và nghiền nát. Sau đó, người ta sẽ cho thêm cốm non vào trộn đều để tạo tạo nên món xôi cốm hoàn chỉnh với hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ của đất trời. 

Cốm có hương thơm dịu nhẹ rất đặc trưng. Những phần xôi cốm nóng hổi, bùi bùi kết dính với nhau như cách các thành viên trong gia đình yêu thương và gắn kết với nhau. Không những thế, món ăn này còn có mang hàm ý mong muốn một mùa màng bội thu cho người nông dân.

 Ảnh: BẾP MINA

Món ăn tết Trung thu hiện đại cho gia đình sum họp 2022

Bên cạnh những món ngọt đặc trưng truyền thống của tết Trung thu thì những món ăn mặn trong bữa cơm gia đình vào ngày này cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số món ăn không thể thiếu trong dịp Tết đoàn viên này:

Canh khoai môn

Theo quan niệm của dân gian xưa, món canh khoai môn có công dụng trừ tà và diệt ác. Chính vì vậy, món canh khoai môn thường xuất hiện trong bữa ăn gia đình vào mỗi dịp Trung thu với ngụ ý xua tan những điều kém may mắn và cầu mong gặp được nhiều điều tốt đẹp hơn. 

Hiện nay, mặc dù quan niệm này có phần hơi lỗi thời những món canh khoai môn vẫn được nhiều gia đình yêu thích như một nét đẹp truyền thống của ngày Rằm tháng 8.

Món canh khoai môn được chế biến tương đối đơn giản, có thể kết hợp được với nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Trong đó, món canh khoai môn hầm xương đặc biệt được nhiều người yêu thích. Cách chế biến món canh dành cho 2 người ăn như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:

- 200g sườn heo

- 500ml nước lọt

- 200g khoai môn

- Ngò gai, hành lá cắt nhỏ

- 1/2 muỗng bột canh

- 1/4 muỗng hạt nêm

Cách chế biến:

Bước 1: Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn. Phần sườn heo rửa sạch và cho ngâm cùng với nước muối loãng trong khoảng 5 phút. 

Bước 2: Bạn bắc nước sôi để chần sườn heo trong khoảng 1 - 2 phút rồi vớt ra và rửa sạch lại với nước. 

Bước 3: Bạn bắc nồi lên bếp và cho vào 500ml nước, sườn heo cùng 1/2 muỗng bột canh rồi hầm trong 30 phút. Sau đó, bạn cho tiếp khoai môn cùng hạt nêm vào nồi và hầm thêm khoảng 15 phút rồi tắt bếp và cho hành lá, ngò gai vào là được.

Chỉ với 3 bước cực kỳ đơn giản là bạn đã có ngay cho gia đình mình một món canh khoai môn hầm sườn heo vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. 

 Ảnh: Canh khoai môn

Các món ăn từ ngó sen

Ngó sen, một nguyên liệu vô cùng quen thuộc đối với nền ẩm thực Việt Nam. Ngó sen còn là một món ăn rất giàu dinh dưỡng, bổ máu, tốt cho hệ tiêu hóa và giảm stress vô cùng hiệu quả.

Ít ai biết được rằng, ngó sen còn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong những ngày tết Trung thu, đại diện cho sự cát tường và đoàn viên của gia đình.

Bạn có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau với ngó sen tùy sở thích, có thể là gỏi ngó sen, canh ngó hay hay món ngó sen xào tôm thịt,...

Thông thường, trong ngày tết Trung thu, đa số các gia đình thường chuẩn bị món gỏi ngó sen tôm thịt bởi cách làm đơn giản mà hương vị món ăn lại vô cùng hấp dẫn. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho 2 người ăn gồm có:

- 100g tôm sú

- 75g thịt ba chỉ

- 250g ngó sen

- 100g cà rốt

- 100g hành tây

- 100g cần tàu

- 50g đậu phộng

- 125g cốt chanh

- 25g ngò rí

- 50g rau răm

- Gia vị (muối, nước mắm, đường, bột ngọt, tương ớt)

Cách làm món gỏi ngó sen tôm thịt:

Bước 1: Tôm sú rửa sạch, cắt lưng để lấy chỉ đen ra ngồi ngồi cho tôm vào luộc chín trong khoảng 5 - 7 phút. Sau đó, bạn vớt tôm ra và cho vào trong nước lạnh rồi để ráo. 

Bước 2: Thịt ba chỉ rửa sạch rồi mang đi luộc (cho thêm 1 ít muối) đến khi chín rồi vớt ra và thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn. 

Bước 3: Ngó sen rửa sạch, cắt thành từng khúc và chẻ mỏng ra rồi ngâm ở trong nước dấm, phèn chua pha loãng khoảng 15 phút. Sau đó, bạn mang ngó sen đi rửa sạch lại với nước lạnh và để ráo nước.

- Cà rốt, hành tây rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng sợi. Bạn cắt hành tàu thành từng khúc và thái nhỏ phần rau răm. 

- Đậu phộng rang chín cùng với một ít muối sau đó loại bỏ phần vỏ ở bên ngoài. 

Bước 4: Bắc chảo lên bếp và cho vào 2 muỗng canh nước mắm, 1 ít muối, 1 muỗng canh đường, 1/4 muỗng canh bột ngọt rồi trộn đều cho đến khi các nguyên liệu này tạo thành một hỗn hợp sền sệt thì cho ra bát. Bạn cho thêm 1/2 muỗng canh tương ớt cùng 1/2 muỗng canh nước cốt chanh và khuấy đều. 

Bước 5: Cho phần tôm sú, thịt ba chỉ, cà rốt, ngó sen, hành tây, cần tàu và rau răm vào trong tô lớn. Sau đó, bạn cho nước mắm vừa nấu vào trong tô trộn đều phần gỏi này lên và để yên cho gia vị thấm đều các nguyên liệu trong khoảng 5 - 10 phút. 

Bước 6: Cho phần gỏi ra đĩa, xếp phần tôm thịt lên phía trên và rắc thêm một ít đậu phộng, ngò rí để hoàn tất món gỏi thơm ngon này. 

 Ảnh: Unilever Food Solutions

Gỏi bưởi

Nếu những món ăn trong mâm cơm tết Trung thu khiến cho bạn dễ ngán thì gỏi bưởi sẽ là một điểm nhấn đặc biệt cho mâm cơm đoàn viên. Không chỉ dễ ăn, gỏi bưởi còn có ý nghĩa đoàn viên, gợi lên mong muốn cả gia đình sum họp trong ngày “tết” tháng 8. 

Vị chua của bưởi kết hợp cùng với hương vị tươi ngon của các loại hải sản như tôm, mực sẽ tạo nên một món ăn rất hấp dẫn.  Hoặc, bạn cũng có thể chuẩn bị một món gỏi bưởi chay với các nguyên liệu đi kèm như tàu hũ ky, rau củ, nấm cùng với nước trộn gỏi chua ngọt là đã hoàn thành một món khai vị cho cả gia đình. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món gỏi bưởi tôm mực khô bao gồm:

- 500g bưởi tách thành từng miếng nhỏ 

- 2 con mực khô

- 250g tôm 

- 20g cà rốt thái sợi

- Hành lá, rau thơm, hành phi

- Tỏi băm, ớt băm, nước cốt chanh, tương ớt (mỗi loại 1 muỗng canh)

- 20g ớt sừng cắt sợi

- 20g đậu phộng

- Gia vị trộn gỏi

Cách làm món gỏi bưởi tôm mực như sau:

Bước 1: Tôm rửa sạch, lấy phần gạch chỉ ở trên lưng và bóc sạch phần vỏ tôm. Sau đó, bạn cho tôm vào nồi luộc chín cùng với 1 muỗng cà phê muối, vài lát gừng và hành lá. 

Bước 2: Cho 2 con khô mực nướng ở trên bếp lửa nhỏ đến khi có mùi thơm và se lại thì dùng chày giã nhẻ để loại bỏ phần chát khét. Sau đó, dùng tay xé nhỏ khô mực theo chiều ngang. 

Bước 3: Ngâm cà rốt cùng với 1 muỗng cà phê muối trong khoảng 15 phút rồi vớt ra và vắt ráo nước.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp rồi cho vào 3 muỗng canh nước mắm, 5 muỗng canh đường và nấu đến khi sôi rồi tắt bếp. Tiếp tục cho vào hỗn hợp này tỏi băm, ớt băm, nước cốt chanh và tương ớt rồi trộn đều lên. 

Bước 5: Cho tất cả các nguyên liệu gồm bưởi, cà rốt, ớt sừng, tôm, rau thơm vào trong tô và trộn đều lên cùng với phần nước mắm đã chuẩn bị trước đó. 

Sau khi trộn gỏi xong, bạn cho bày biện ra đĩa và cho một ít hành lá, hành phi, đậu phộng lên trên để trang trí. 

 Ảnh: Điện máy XANH

Thịt heo quay

Heo quay cũng là một món ăn phổ biến trong mỗi mùa tết Trung thu. Món ăn này có ảnh hưởng từ nền ẩm thực Trung Quốc với mong muốn về sự đầy đủ và sung túc. 

Hương vị thơm ngon, béo ngậy của thịt heo quay càng khiến cho bữa cơm gia đình thêm ngon miệng và vui vẻ. Thông thường, mọi người sẽ dùng thịt heo quay ăn kèm với bánh mì hoặc bánh hỏi. Để không bị ngán, bạn có thể ăn kèm thêm rau sống, dưa leo mà một bát nước sốt thơm ngon, hấp dẫn. 

Thịt heo quay ngon cần phải đảm bảo đầy đủ ba yếu tố gồm: một lớp gia giòn tan vàng óng, lớp mỡ dưới da mềm dai và lớp thịt chắc mềm.

Để làm món ăn này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

- 500g thịt ba chỉ

- Hành tím, tỏi, sả băm nhỏ

- Gia vị ướp: Muối, rượu, đường, giấm, tiêu xay, ngũ vị hương

Cách chế biến món ăn:

Bước 1: Rửa sạch thịt ba chỉ rồi chần sơ qua với nước sôi để lược bớt các tạp chất. Sau đó, bạn cắt thịt thành những miếng dài vừa ăn.

Bước 2: Cho 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh giấm vào trong bát và trộn đều rồi bôi hỗn hợp lên trên phần da heo. 

Bước 3: Cho 1/4 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương, 1/2 muỗng cà phê rượu trắng trộn đều thành một hỗn hợp đồng nhất rồi phủ đều lên miếng thịt, ướp trong khoảng 3 - 4 tiếng để gia vị được ngấm đều. 

Bước 4: Cho thịt vào trong lò nướng hoặc nồi chiên không dầu và nướng trong 20 phút ở nhiệt độ 200oC. Sau 20 phút, bạn lấy thịt ra và bôi thêm gia vị thêm một lần nữa và lật thịt lại, nướng thêm 20 phút trong 200oC.

Lưu ý: Khi nướng thịt, bạn có thể cho thêm một chén nước sạch vào trong lò để thịt khi nướng không bị khô.

 Ảnh: Trí Việt Phát

chọn
Cận cảnh khu đô thị hơn 3.113 tỷ đang mời đầu tư ở Đông Hội và Mai Lâm, Đông Anh
Hà Nội đang mời đầu tư dự án Xây dựng Khu đô thị mới G13 tại các xã Đông Hội và Mai Lâm, huyện Đông Anh với tổng chi phí thực hiện 3.113 tỷ đồng.