Chỉ diễn ra duy nhất vào một ngày trong năm, Tết Trung Thu là một trong những dịp tết quan trọng trong năm và có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với mỗi người Việt Nam. Cứ vào ngày 15/8 Âm lịch hàng năm, người Việt lại náo nức chuẩn bị mâm cỗ, bánh trái, đèn lồng,... để tổ chức đón “lễ Đoàn Viên” cùng gia đình.
Tết Trung Thu là thời điểm mọi người quây quần, đoàn viên bên nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện thường nhật và gạt bỏ đi hết những muộn phiền, âu lo trong cuộc sống. Hình ảnh người lớn uống trà, thưởng trăng, nhâm nhi bánh dẻo; trẻ em rước đèn, xem múa lân, ca hát đã trở thành những điều vô cùng quen thuộc, bình dị, khắc sâu trong tiềm thức của mỗi người khi nhớ về Trung Thu.
Tết Trung Thu được biết đến là ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Tết Trung Thu năm nay rơi vào thứ Bảy, ngày 10/9/2022 Dương lịch (15/8/2022 lịch âm).
Biết chính xác Tết Trung Thu 2022 ngày mấy sẽ giúp bạn và gia đình lên kế hoạch cho những chuyến vui chơi Trung Thu sao cho hợp lý nhất, hoặc đơn giản hơn là thu xếp thời gian để về quê đón lễ cùng gia đình.
Khi nói tới nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu, nhiều người thường nghĩ đây là ngày lễ được “du nhập” từ Trung Quốc. Có thể thấy rằng, phong tục đón Tết Trung Thu ở hai nước có nhiều điểm tương đồng. Mặc dù vậy, điểm tích về Tết Trung Thu ở nước ta và nước láng giềng phía Bắc lại có sự khác nhau.
Theo nhiều ghi chép, ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam được bắt nguồn từ thời nhà Lý (1009 - 1225), lúc bấy giờ ngày lễ này là ngày nhà vua tạ ơn thần Rồng vì đã giúp vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa và cuộc sống của dân chúng ấm no, hạnh phúc.
Vua nhà Lý lúc bấy giờ đã ban lệnh cho dân chúng phải làm bánh làm từ những gì thu hoạch được để dâng lên thần Rồng, cốt để ngài tiếp tục phù hộ cho đất nước vào năm sau. Trải qua hàng ngàn năm, phong tục này vẫn tiếp tục được dân ta lưu truyền và dần trở thành Tết Trung Thu như hiện tại.
Ở Việt Nam, Tết Trung Thu thường được biết đến với nhiều tên gọi khác như:
- Tết Trông trăng: Cái tên Tết Trông trăng bắt nguồn từ tục dọn mâm cỗ bày trước đất trời vào đêm 15/8 (Âm lịch): Sau khi việc cúng cấp hoàn tất, mọi người sẽ cùng dọn đồ cúng vào bàn, ngồi quây quần bên nhau, ăn uống, tâm tình, phá cỗ, ngắm và vui đùa dưới ánh trăng sáng của mùa Thu. Từ đó, cứ nhắc đến ngày này, mọi người liền nghĩ ngay tới trăng nên mới có tên gọi này.
– Tết Thiếu nhi: Một cái tên khác của Tết Trung Thu tại Việt Nam cũng phổ biến không kém, chính là Tết Thiếu nhi. Đây là dịp các bé được người lớn tặng nào là đồ chơi, bánh kẹo, được rước đèn lồng, phá cỗ Trung Thu, múa Lân, múa Rồng hay chơi các trò chơi dân gian. Ngoài ra, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, địa phương cũng tổ chức các hoạt động dành cho trẻ em khá nhiều, vì thế nên ngày này mới có tên là Tết Thiếu Nhi.
– Tết Đoàn viên: Bắt nguồn từ việc cứ mỗi Tết Trung Thu, mọi người lại có mong muốn được trở về bên gia đình và ở bên cạnh người thân của mình. Chính ý nghĩa của ngày này đã khiến cho dịp đặc biệt này được biết đến với tên gọi Tết Đoàn Viên.
Một số hình ảnh về ngày Tết Trung Thu dưới đây sẽ giúp bạn cảm nhận được không khí và nét riêng của ngày lễ này ở Việt Nam:
Cứ mỗi dịp Trung Thu đến, chúng ta hiểu hơn ý nghĩa của tình thân, của gia đình. Việc ở bên cạnh những người thân yêu và được tận hưởng khoảng khắc đặc biệt vào mỗi năm một lần - Trung Thu - quả là điều đáng quý hơn tất cả những món quà vật chất và lời nói.