Tags

tết trung thu ngày mấy

Tìm theo ngày
Tết Trung Thu Ngày Mấy? Tết Trung Thu 2022 Vào Ngày Bao Nhiêu?

Tết Trung Thu Ngày Mấy? Tết Trung Thu 2022 Vào Ngày Bao Nhiêu?

Ở nhiều nước Châu Á, Tết Trung thu được xem như là dịp tết lớn nhất trong năm. Tết Trung thu ban đầu được biết đến là cái tết của người lớn và sau đó nó dần trở thành Tết của thiếu nhi.

Tết Trung Thu được tính theo Âm lịch là vào ngày Rằm tháng 8. Trẻ em rất háo hức chào đón ngày này, nhưng rất ít ai biết chính xác tết trung thu ngày Dương lịch vào ngày bao nhiêu? Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn biết tết trung thu ngày mấy?

Trung thu vào ngày mấy?

Trung thu là ngày 15/8 (âm lịch) hàng năm vì ngày này mặt trăng tròn nhất và sáng nhất. Bên cạnh đó vào thời gian này cũng đã thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà trong đó tiêu biểu là lễ hội trăng rằm.

Tết trung thu 2022 vào ngày bao nhiêu dương lịch?

Tết trung thu năm 2022 sắp đến gần, bạn muốn biết năm nay trung thu ngày bao nhiêu dương lịch để biết được ngày chính xác để giúp bạn và gia đình có thể lên kế hoạch cho những chuyến vui chơi trung thu sao cho hợp lý nhất hay thu xếp thời gian để về quê đón trung thu cùng gia đình.

Thường thì ở công ty, doanh nghiệp thường sử dụng ngày lịch dương. Vì vậy, nhiều người thường thắc mắc Tết trung thu 2022 là vào ngày bao nhiêu dương lịch để cho công ty đi du lịch vào ngày này hay mua quà tặng cho khách hàng, đối tác vào dịp này.

Theo như bảng lịch 2022 thì Tết trung thu năm nay (tức ngày 15/8 âm lịch) sẽ rơi vào thứ Bảy, ngày 10/9/2022 dương lịch.

Việc nắm rõ từ sớm lịch trung thu ngày mấy 2022 mang đến những ích lợi:

- Sắp xếp kế hoạch kinh doanh, sản xuất dành cho những ngành hàng liên quan, nhất là bánh kẹo, đồ chơi.

- Những địa điểm kinh doanh dịch vụ sự kiện như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, quán cafe căn cứ theo đó để sắp xếp đón khách.

- Những bậc phụ huynh cũng biết sớm để có thể dành tặng con đồ chơi, mâm cỗ bất ngờ.

Tết trung thu những năm tiếp theo

Tham khảo thêm lịch dương của ngày tết trung thu của các năm tiếp theo:

- Năm 2023: Tết Trung Thu rơi vào ngày 29/9/2023

- Năm 2024: Tết Trung Thu rơi vào ngày 17/8/2024

- Năm 2025: Tết Trung Thu rơi vào ngày 6/10/2025

Tết trung thu có tên gọi khác là gì?

Ai cũng biết đến ngày tết trung thu nhưng lại rất ít người biết Tết Trung thu còn có tên gọi khác là gì? Tết trung thu người ta thường nghĩ đến là tết trung thu của thiếu nhi, nhưng ít ai biết rằng tên gọi khác của tết trung thu.

Tết Trung Thu còn có các tên gọi khác như Tết Thiếu Nhi, Tết Trông trăng hay Tết Đoàn viên.

- Tết thiếu nhi: dịp này là dịp các bé được người lớn tặng nào là đồ chơi, bánh kẹo… Vào những ngày này, các em sẽ được rước đèn lồng, vừa phá cỗ Trung Thu, hát những bài hát và vui chơi trung thu như múa Lân, múa Rồng hay chơi các trò chơi… các hoạt động dành cho trẻ em khá nhiều, hình ảnh chú Cuội, chị Hằng đúng ý nghĩa dành cho thiếu nhi. Vì vậy mà nó còn có tên là tết thiếu nhi.

- Tết Trông trăng: Vào ngày này, dân gian cũng thường làm những mâm cỗ Trung Thu và không thể thiếu những chiếc bánh trung thu. Trong dịp này mọi gia đình cùng quây quần bên nhau, cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ Trung Thu, tâm tình, ngắm trăng nên từ đó, Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết trông Trăng.

- Tết Đoàn viên: tên gọi này bắt nguồn từ ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu bởi vào ngày này ai cũng mong muốn được trở về bên gia đình, được quây quần bên nhau, cùng chia sẻ những tâm sự, thưởng thức những miếng bánh trung thu thật nghĩa tình và ấm áp. Còn gì quý hơn những giây phút đó khi được về bên gia đình, được nhìn những đứa trẻ nô đùa khắp sân nhà với những chiếc đèn lồng lấp lánh, mọi hình ảnh tuổi thơ được hiện về, vì vậy mà cái tên ý nghĩa này được hình thành.

Nguồn gốc Tết Trung thu

Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Cũng có rất nhiều những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…

Không chỉ ở Việt Nam, Trung Thu còn là ngày lễ của các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc...

Ý nghĩa Tết Trung thu

Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.

Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi.

Ngày này cũng được xem là Tết Thiếu nhi. Trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.

Theo quan niệm của người xưa, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.

Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Mời bạn tham khảo thêm, các thông tin hữu ích khác về ngày tết trung thu trên trang website chính thức của chúng tôi.