Nhà 2 tầng có nên làm chống sét không: Ưu, nhược điểm của giải pháp này

“Nhà 2 tầng có nên làm chống sét không?” là thắc mắc của rất nhiều gia đình khi xây nhà kiểu này. Cùng tham khảo ưu và nhược điểm của việc lắp đặt cột chống sét trong bài viết sau để tìm ra cho mình câu trả lời phù hợp nhất.

Nhà 2 tầng có nên làm chống sét không?

Tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất với dòng điện lớn. Trường hợp sét đánh trực tiếp vào tòa nhà không lắp đặt hệ thống chống sét có thể gây ra cháy lớn, thậm chí là thiệt hại về người và tài sản. 

Trong quá trình hình thành, tia sét có thể di chuyển theo bất cứ hướng nào cho đến khi nó tìm được cách tiếp đất, từ đó đường dẫn phóng điện mới tạo ra. Theo nghiên cứu, tia sét có nguy cơ đánh vào các tòa nhà cao tầng nhiều hơn, bởi khoảng cách giữa các đám mây tích điện và tòa nhà ngắn hơn. 

Song, điều này không có nghĩa rằng những nhà thấp tầng - điển hình như 2 tầng, không bị sét đánh, bởi vì tia sét sẽ bị hút về phía vật dẫn điện nên nhà thấp tầng có nhiều kim loại cũng vẫn bị sét đánh. 

Ảnh: CHINT Global

Việc lắp đặt cột chống sét cho nhà ở, nhất là nhà 2 tầng, có một số ưu điểm như sau: 

- Giảm nguy cơ cháy nổ: Hệ thống sét sẽ hướng điện áp của sét xung quanh cấu trúc của ngôi nhà trực tiếp xuống đất, từ đó giảm nguy cơ cháy nổ trong nhà

- Bảo vệ các thiết bị điện tử trong nhà: Cột chống sét sẽ chuyển hướng sét ra xung quanh và tiếp đất để bảo vệ các thiết bị điện như hệ thống dây điện, bộ ngắt mạch trong nhà, máy tính, điện thoại,...

- Không tốn nhiều diện tích: Cấu tạo của cột chống sét hẹp và không chiếm nhiều diện tích theo chiều ngang, do đó không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ kiến trúc của ngôi nhà, đồng thời còn mang đến cảm giác an toàn hơn với mọi người 

Bên cạnh ưu điểm thì cột thu lôi sẽ có một số nhược điểm như sau: 

- Tuổi thọ thấp nếu không được thi công đúng tiêu chuẩn 

- Chi phí lắp đặt khá đắt dao động từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

- Thi công phức tạp

Ảnh: AMD Modular

Tựu trung, nhà 2 tầng có nên làm chống sét không thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, Việt Nam nằm ở tâm giông sét châu Á - một trong ba tâm giông thế giới. Chính vì vậy, lắp đặt cột chống sét là việc mà bạn nên làm để bảo vệ bản thân và các thành viên trong gia đình. Đồng thời, chi phí lắp đặt cột chống sét không phải là một vấn đề lớn đối với những gia đình có nguồn thu nhập tốt. 

Tuy nhiên, quá trình thi công tốn kém nên sẽ không phù hợp lắp đặt với “túi tiền” của những gia đình có thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, cột chống sét có trọng lượng nặng và cao nên sẽ không thích hợp thi công ở những ngôi nhà có kết cấu yếu hoặc mái lợp lâu năm chưa thay mới.

Công nghệ chống sét cho nhà 2 tầng mang lại hiệu quả cao

Hiện nay, hệ thống chống sét được áp dụng nhiều công nghệ khác nhau. Tùy vào nhu cầu của gia đình mà bạn có thể lựa chọn công nghệ phù hợp nhất. Cụ thể như sau: 

Chống sét bằng cột thu lôi

Chống sét bằng cột thu lôi là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay do việc lắp đặt khá đơn giản và tiết kiệm chi phí nhiều nhất. 

Nguyên lý chống sét của cột thu lôi là gắn thanh sắt nhọn hướng lên trời, sau đó dùng dây sắt phi 0,04 nối xuống đất và chôn sâu. Từ đó, cột thu lôi sẽ có vùng bảo vệ hình nón có bán kính tính bằng đáy chiều cao của cột. 

Tuy vậy, phương pháp này chỉ bảo vệ trong phạm vi hẹp và chỉ đạt hiệu quả cao khi trang bị thêm dải chống sét hoặc lưới chống sét ở những vị trí trọng yếu để đảm bảo tia sét tiếp đất an toàn. 

Ảnh: AMD Modular

Chống sét bằng công nghệ tiêu tán mây điện tích

Đây là một trong những công nghệ mới hiện nay nên hiệu quả chống sét cao, đồng thời còn được ứng dụng ở nhiều nước phát triển. 

Cấu tạo của hệ thống này sẽ gồm các đầu phát ion dương bằng thép mạ đồng, cọc tiếp địa và dây dẫn sét làm bằng đồng có tiết diện từ 50mm2 đến 75mm2 . Tùy vào diện tích ngôi nhà cần bảo vệ mà số cọc tiếp địa sẽ thay đổi và khoảng cách từ 80cm đến 1m. 

Mặc dù mang lại hiệu quả chống sét cao, song giá thành lắp đặt loại thiết bị này khá đắt đỏ nên ít phổ biến với những nước đang phát triển. 

Ảnh: ThyAn

Chống sét lưỡi liềm

Chống sét lưỡi liềm là một trong những phương pháp thi công đơn giản nhưng diện tích bảo vệ khá rộng. Phương pháp này sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý thu hút điện áp, sau đó giải phóng năng lượng bằng lỗ thoát hồ quang. 

Đặc điểm nổi bật của phương pháp này đó là lắp đặt dễ dàng và có thể sử dụng để bảo vệ nhà ở 2 tầng, đặc biệt là hệ thống dây điện bên trong của ngôi nhà. Do đó, chống sét lưỡi liềm chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho nhiều gia đình bởi phương pháp này vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao mà còn hợp “túi tiền”.

Ảnh: Trang tin ngành điện

Một số lưu ý khi thi công cột chống sét cho nhà 2 tầng

Một vài lưu ý sau đây sẽ giúp cho quá trình thi công cột chống sét đạt hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng: 

- Khảo sát diện tích cần chống sét: Việc nắm rõ phạm vi, độ cao, vị trí của khu vực cần lắp đặt giúp bạn xác định được vị trí thi công hệ thống chống sét phù hợp và đảm bảo an toàn cho gia đình

- Nắm rõ kết cấu tòa nhà: Kết cấu nhà 2 tầng ảnh hưởng đến hiệu quả chống sét. Do đó, khi lựa chọn cột chống sét để lắp đặt, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia đánh giá chất lượng công trình để đảm bảo quá trình lắp đặt mang lại hiệu quả tốt nhất.

- Tuân thủ quy tắc về tiết diện dây dẫn trong hệ thống chống sét: Vật liệu này đóng vai trò khá quan trọng giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Theo đó, tiết diện từ 50mm2 đến 75mm2 là phù hợp nhất khi lắp đặt cột chống sét. 

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.