Cách gen Z hoán đổi ‘tối giản’ thành ‘tối đa’ trong thiết kế nhà ở

Khi càng tiến sâu vào thập niên 2020 thì chủ nghĩa tối giản (Minimalism) dần “nhường chỗ” cho chủ nghĩa tối đa (Maximalism) trong thiết kế nội thất, và gen Z chính là tác nhân quan trọng của sự dịch chuyển này.

Xu hướng decor của gen Z: Loại bỏ Minimalism, đề cao Maximalism

Kỷ nguyên của không gian đơn sắc, lối trang trí thưa thớt đã gần kết thúc. Chủ nghĩa tối giản đang thực sự biến mất và thay vào đó là sự “lên ngôi” của chủ nghĩa tối đa, khi gen Z dần “chiếm lĩnh” toàn cầu và trở thành thế hệ định hình nhiều lĩnh vực, trong đó có thiết kế nội thất.

Nhiều người đánh giá rằng, khi áp dụng cách thiết kế theo chủ nghĩa tối đa vào nhà ở, bạn sẽ cảm thấy được tự do là chính mình hơn so với những khuôn mẫu tối giản là bản sao của một thiết kế thịnh hành nào đó.

Ảnh: New York Magazine

Vậy, tại sao điều này lại đến bây giờ mới xảy ra mà không phải 5 năm về trước?

Tất nhiên, các đợt phong tỏa do COVID-19 đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khuếch đại xu hướng này trong hai năm qua. Trong thời gian này, chúng ta đã phải dành nhiều thời gian ở nhà hơn bao giờ hết, từ đó đòi hỏi phải tăng gấp đôi, gấp ba hoặc thậm chí gấp 4 chức năng của ngôi nhà mới đáp ứng đủ hết nhu cầu cần thiết.

Trong khi đó, tính thẩm mỹ của thiết kế nội thất tối giản đã “ngự trị” được trong một thời gian dài trước đại dịch. Việc buộc phải ở nhà 24/7 đã khiến tất cả mọi người, đặc biệt là gen Z, trở nên khủng hoảng và càng căng thẳng hơn khi phải đối mặt với không gian đơn sắc, trống rỗng mỗi ngày.

Cô Diana Budds, Biên tập viên của trang Curbed, khẳng định: “Chủ nghĩa tối giản rất khó để tồn tại. Trong những giai đoạn đặc biệt, đòi hỏi chúng ta dành nhiều thời gian ở nhà, thì những ngôi nhà này mang đến sự lạnh lẽo, thiếu sức sống”.

Ảnh: House Beautiful

Một khía cạnh khác cần xem xét là sự thiếu kích thích mà chúng ta phải đối mặt trong suốt thời gian đại dịch. Vì bị hạn chế giao tiếp quá lâu, chúng ta đã luôn khao khát được kích thích các giác quan khác của mình theo cách vô cùng mạnh mẽ.

Các kết cấu tương phản, hình ảnh bắt mắt và sự vui tươi nói chung của Maximalism đều hoàn toàn phù hợp với mong muốn này, giúp mang đến những màu sắc mới để chúng ta dễ dàng “cách ly” khỏi những khó chịu trong cuộc sống và tiếp thêm năng lượng mỗi ngày.

Ảnh: House Beautiful 

Bên cạnh đó, chủ nghĩa tối đa xuất hiện một phần là do sự gia tăng của các xu hướng kỹ thuật số. Gen Z đã lớn lên với một loạt các nền tảng văn hóa chỉ bằng một cú chạm, vì vậy, việc họ lấy các “mảnh ghép” từ môi trường kỹ thuật số để áp dụng vào không gian sống là điều hiển nhiên.

Trái ngược với xu hướng chỉ cổ vũ cho chủ nghĩa tối giản hoàn toàn và thống trị những năm 2010, chủ nghĩa tối đa cho phép tự do thể hiện mà không có bất kỳ hạn chế nào, giúp các Z-ers say sưa với danh sách vô tận về thiết kế mà họ có sẵn trong tầm tay.

Nhận xét về xu hướng Maximalism, Kyle Chayka - một tác giả của The New Yorker, cho biết: “Về mặt thẩm mỹ, không có gì dường như là quá mức. Mọi đồ vật đều được lựa chọn bằng tay và đặt đúng vị trí, vừa tạo ra sự thân thiện gần gũi vừa mang đến một không gian mới mẻ”.

Ảnh: Vevano 

Cũng giống như một thập kỷ của chủ nghĩa tối giản, nhiều người hiện nay - không chỉ riêng gì gen Z, đang dần đón nhận xu hướng tối đa và bắt đầu tìm kiếm ý tưởng để bổ sung xu hướng này vào căn nhà của mình.

Thay vì dựa vào những hàng hóa tối giản được sản xuất siêu giống hệt nhau để trang trí cho không gian sống, người tiêu dùng nay đã chuyển sang những đồ vật mang lại niềm vui cho cá nhân họ.

Điển hình là, nhóm nhân khẩu học trẻ tuổi có khuynh hướng mua các đồ vật thủ công hơn, và họ dùng cách này để ghi lại hành trình trưởng thành qua những câu chuyện hay những chuyến đi cùng gia đình, bạn bè.

Ảnh: Vevano 

Chủ nghĩa tối đa giúp cho mọi người có một cái nhìn khác về những thứ mà họ đang sở hữu. Một bạn trẻ gen Z chia sẻ rằng: “Tại sao không xem tài sản của bạn là một bộ sưu tập những thứ vui vẻ và tránh xa các nguyên lý đơn điệu của chủ nghĩa tối giản?”.

Một số khác thậm chí còn liên kết xu hướng decor của gen Z với tính bền vững mà mọi người đang hướng đến trong lĩnh vực xây dựng, với quan điểm “thứ xanh nhất mà bạn có thể có là thứ mà bạn có thể sử dụng lâu dài”.

Bằng cách mua các mặt hàng và đồ đạc trong nhà có thể phát triển theo nhu cầu, chúng ta sẽ sử dụng chúng được lâu hơn và điều này giúp hạn chế chất thải ra môi trường một cách đáng kể, theo Screenshot Media.

Ảnh: House Beautiful  

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.