Giải pháp chống rung cho nhà gần đường hiệu quả nhất

‏Rung chấn do phương tiện qua lại có thể gây ra thiệt hại cho những ngôi nhà gần đường. Tìm hiểu các giải pháp chống rung cho nhà gần đường sẽ giúp bạn giảm thiệt hại và có những giải pháp bảo vệ công trình phù hợp.‏

‏Giải pháp chống rung cho nhà gần đường chuẩn bị xây dựng‏

‏Có khá nhiều gia đình chọn mua đất mặt tiền, đối diện với đường lớn để xây nhà. Ngoài những thuận lợi về mặt giao thông, vị trí, tính thương mại cao,... thì nhà mặt đường cũng có khá nhiều bất lợi, điển hình là vấn đề rung chấn, tiếng ồn do nằm bên cạnh lối đi của các phương tiện vận tải.‏

‏Khi chỉ là mảnh đất trống, hiện tượng rung chấn hoàn toàn không phải là điều đáng ngại và thường bị các chủ nhà bỏ qua. Tuy nhiên, nếu chọn xây dựng nhà ở trên mảnh đất gần đường, rung chấn có thể tác động rất nhiều đến tuổi thọ của căn nhà, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và làm biến đổi công trình.‏

‏Do đó, gia chủ cần biết đến các giải pháp chống rung cho nhà gần đường hiệu quả để hạn chế một cách tối đa ảnh hưởng của tình trạng này đến cấu trúc của ngôi nhà.‏

‏Nguồn: reatimes‏

‏Xử lý nền đất xây nhà‏

‏Những chủ thầu, kiến trúc sư có kinh nghiệm lâu năm thường nhắc nhở gia chủ cần xử lý nền đất xây nhà thật tốt khi xây nhà gần đường. Nền đất chưa được xử lý kỹ rất dễ gây ra sụp lún, nghiêng và không đủ sức chịu tải căn nhà. ‏

‏Xây nhà trên nền đất yếu, lại còn gần đường sẽ khiến quá trình thi công gặp nhiều khó khăn, nhà xây xong cũng sẽ thường bị rung chấn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và an toàn của gia đình.‏

‏Trong trường hợp này, tùy thuộc vào tính chất của lớp đất và đặc điểm cấu tạo nhà ở mà chủ thầu/kiến trúc sư sẽ dùng các phương pháp xử lý nền móng phù hợp. Công đoạn này sẽ tăng sức chịu tải của nền đất, giảm độ lún, giảm rung chấn cho ngôi nhà gần đường và đảm bảo độ bền cũng như an toàn khi đưa vào sử dụng.‏

‏Nền nhà gần đường thường được xử lý bằng các phương pháp như:‏

‏- Xử lý nền bằng cọc vôi và cọc đất - xi măng:‏Dùng trên nền đất than bùn, bùn, sét và sét pha ở trạng thái dẻo nhão.‏

‏- Xử lý nền bằng đệm cát: ‏Dùng trên nền đất sét nhão, sét pha nhão, cát pha, bùn, than bùn,… và chiều dày các lớp đất nhỏ hơn 3m.‏

‏- Phương pháp đầm chặt lớp đất mặt:‏Dùng trên nền đất có độ ẩm nhỏ (G < 0,7) để làm cường độ chống cắt của đất và làm giảm tính nén lún.‏

‏Tùy yêu cầu cụ thể của gia chủ, cũng như điều kiện địa chất công trình mà dùng biện pháp xử lý thích hợp, có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp nhiều biện pháp kể trên.‏

‏Nguồn: istockphoto‏

‏Gia cố móng chống rung‏

‏Xử lý đất nền thôi là chưa đủ, nếu bạn xây nhà gần đường mà bỏ qua việc gia cố móng chống rung thì quả thật là một thiếu sót nghiêm trọng.‏

‏Móng nhà không chỉ là nơi chịu tải trọng trực tiếp của công trình, mà còn hấp thụ rung chấn từ đường lên nhà ở. Muốn xây dựng được một ngôi nhà gần đường vững chắc, giảm rung chấn trong quá trình sử dụng thì móng phải được gia cố để trở nên chắc và an toàn. ‏

‏Gia cố nền móng sẽ bao gồm việc lắp đặt các gối đỡ tạm thời hoặc vĩnh viễn vào kết cấu móng hiện có, từ đó đạt được khả năng chịu lực và giảm rung hiệu quả.‏

‏Hiện nay có 6 phương pháp gia cố nền móng chống rung mà bạn có thể tham khảo:‏

‏- Gia cố bằng cách đổ bê tông khối dưới móng (phương pháp đào hố)‏

‏- Gia cố bằng dầm gánh‏

‏- Gia cố bằng dầm và móng trụ‏

‏- Gia cố bằng cọc kích thước nhỏ‏

‏- Gia cố bằng cọc‏

‏- Gia tải trước‏

‏Gia cố nền móng vững chắc giúp đảm bảo chịu được sức ép trọng lực các tầng và gia tăng sự kiên cố và vững chắc của công trình.‏

Nguồn: istockphoto‏

‏Bổ sung vật liệu chống rung quanh móng‏

‏Ngoài hai cách trên, chủ nhà còn có thể giảm rung chấn cho nhà gần đường bằng cách bổ sung vật liệu đệm quanh móng. Như đã đề cập ở trên, móng nhà là nơi hấp thụ rung chấn từ mặt đất.‏

‏Vậy nếu ngăn cách móng với mặt đất bằng một vật liệu chống chung, thì việc truyền rung chấn sẽ được chặn lại hoặc ít nhất là giảm đáng kể tác động của hiện tượng này lên công trình. Một số vật liệu chống rung quanh móng nhà có thể kể đến là: styrene (xốp cứng), cao su (đặc/non), vữa,...‏

‏Giải pháp chống rung cho nhà gần đường xây sẵn‏

‏Khác với việc mua đất xây nhà, các giải pháp chống rung cho nhà gần đường xây sẵn thường khá tốn kém, đòi hỏi tính kỹ thuật cao và khá khó có thể áp dụng cho mọi công trình. Vì nhà ở đã được hoàn thiện nên việc chống rung chấn bằng phương pháp gia cố móng, xử lý lại đất hầu như là không thể.‏

Nguồn: istockphoto‏

‏Tuy nhiên, vẫn có các biện pháp khác để bạn tham khảo khi muốn giảm rung cho nhà gần đường xây sẵn, cụ thể:‏

‏Đào hào/mương nước giảm rung chấn‏

‏Nhiều chủ thầu và kiến trúc sư có kinh nghiệm thường khuyên chủ nhà đào hào giảm rung chấn cho những ngôi nhà gần mặt đường.‏

‏Đào hào ở đây bao gồm làm ao, mương quanh nhà, làm hào đổ cát/đặt bao cát/đổ bê tông hoặc vật liệu khác với hẳn với đất nền quanh nhà để chặn các rung chấn từ mặt đường tới nhà. Biện pháp này sẽ cải thiện đáng kể rung chấn cho nhà gần đường, tuy nhiên sẽ khá tốn kém và chỉ giảm thiểu đến mức độ nào đó mà thôi. ‏

‏Yêu cầu tường/hào phải rất sâu, càng sâu càng có hiệu quả giảm rung chấn tốt. Chiều sâu ít nhất phải sâu hơn móng nhà hiện tại. Một lưu ý mà bạn cần biết khi sử dụng phương pháp này là, nếu nền đất yếu thì cẩn thận khi đào hào sát móng vì sẽ nguy hiểm cho móng nhà. ‏

‏Gia cường móng nhà xây sẵn‏

‏Nhờ sự phát triển của khoa học, cũng như kỹ thuật mà ngày nay, bạn có thể gia cường cho móng nhà xây sẵn bằng nhiều biện pháp khác nhau. ‏

‏- Bọt PolyLevel:‏‏ Với cấu tạo là chất lỏng, loại bọt này có thể dễ dàng lấp đầy các khoảng trống bên dưới công trình và gia cường móng nhà trở nên chắc chắn hơn. Bọt PolyLevel giúp gia cố nền đất một cách trực tiếp nên sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng lún, sụt cũng như giảm rung chấn từ mặt đường.‏

‏- Phương pháp đầm nén: ‏‏Sử dụng kỹ thuật bơm vào các khe hở của đất đá chất làm cứng, vữa xi măng, keo dính,... để gia cố và làm chắc nền móng. Nhà thầu chỉ cần khoan lỗ nhỏ trên bề mặt cần gia cường rồi lắp đặt ống dẫn, bơm hỗn hợp vào trong. Vật liệu sẽ tự nâng các bề mặt bị lún, nghiêng và gia cố nền móng‏

chọn
Địa phương được dự b&#225;o l&#224; &#39;thủ phủ c&#244;ng nghiệp&#39; mới ở ph&#237;a nam vừa h&#250;t hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một qu&#253;
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.