5 vật liệu thay thế cát trong xây dựng được ứng dụng nhiều nhất

Việc khai thác cát tự nhiên quá mức đang gây nguy hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường. Chính vì vậy, sử dụng những vật liệu thay thế cát trong xây dựng hiện đang là xu hướng chung được nhiều gia đình lựa chọn nhằm góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý 5 loại vật liệu thay thế cát trong xây dựng tối ưu nhất

Sau đây là các loại vật liệu thay thế cát trong xây dựng mà bạn cần biết:

Cát nhân tạo

Cát nhân tạo là loại cát được nghiền từ các loại đá trong tự nhiên như đá vôi, đá ong, đá granite, cuội sỏi,… và có kích cỡ hạt tương đương với cát tự nhiên. Loại cát này có thành phần giống cát tự nhiên, đảm bảo đặc tính cơ lý hóa và có thể thay thế 100% cát tự nhiên trong công việc trộn vữa và bê tông hay một số công việc liên quan khác.

Nguyên liệu để làm cát nhân tạo rất dồi dào, song quy trình làm cát nhân tạo rất đơn giản, được tiến hành theo công nghệ hiện đại có thể mang lại tốc độ đập cao để đá vỡ vụn, sau đó đem đi nghiền thành hạt.

Hạt cát nhân tạo có ưu điểm là đồng đều, không lẫn tạp chất, dễ dàng điều chỉnh tỷ lệ thành phần hạt và module theo yêu cầu. Điều này góp phần quan trọng giúp tiết kiệm các nguyên liệu khác như xi măng, nhựa đường, rút ngắn thời gian thi công và tăng tuổi thọ công trình.

Ảnh: Thông tin vật liệu xây dựng

Xỉ đồng

Xỉ đồng là một loại sản phẩm phụ của quá trình luyện đồng. Nó được ứng dụng một phần để thay thế cát tự nhiên dưới dạng cốt liệu mịn bê tông làm vỉa hè. Tuy nhẹ hơn cát, nhưng vật liệu này vẫn hoàn toàn đảm bảo được cường độ nén, độ kết dính và uốn của bê tông.

Ngoài ra, ưu điểm khi sử dụng xỉ đồng trong xây dựng giúp công trình giảm co ngót, giảm ăn mòn, gia tăng độ vững chắc và tăng hiệu quả chống thấm. Do vậy, xỉ đồng có thể thay thế cát trở thành một vật liệu giúp gia tăng tuổi thọ công trình hiệu quả.

Ảnh: ecplaza

Xỉ lò cao

Bên cạnh xỉ đồng, xỉ lò cao cũng là vật liệu có thể thay thế cho cát tự nhiên được ứng dụng phổ biến. Vật liệu này là phụ phẩm trong quá trình tôi luyện quặng oxit sắt thành gang trong lò cao, ở dạng chất thải rắn.

Sau khi được làm khô, xỉ hạt lò cao được nghiền mịn để cho ra một vật liệu mịn màng, có tính kết dính cao và giàu CSH (calci silicat hydrat), do đó có thể thay thế cho cát làm chất phụ gia tăng cường độ chịu nén và độ láng mịn của bê tông.

 Ảnh: Thông tin vật liệu xây dựng 

Tro bay

Tro bay là phần mịn nhất của tro xỉ than, có thể thay thế 30% cho cát tự nhiên trong các loại bê tông đặc biệt để tăng độ bền và độ nén. Loại vật liệu này khi kết hợp cùng bụi đá từ các máy nghiền đá có thể thay thế hoàn toàn cát tự nhiên trong xây dựng.

Lợi ích của việc sử dụng vật liệu này trong phối trộn bê tông là giúp giảm tiêu thụ xi măng, tăng khả năng kháng sulfat và đồng thời làm giảm tính thấm, giảm phản ứng kiềm silica. Ngoài ra, khi sử dụng tro bay, bạn còn giảm nhẹ tỷ trọng bê tông một cách đáng kể và rút ngắn tiến độ thi công do không phải xử lý nhiệt.

Ảnh: Công Ty TNHH Dịch vụ Vận tải Toàn Minh

Xà bần

Xà bần là phế thải hoặc rác thải từ các công trình xây dựng như vụn đất, đá, bê tông, ngói vỡ, gỗ thừa, trần xốp,… Nó thường được tạo ra khi người ta xây dựng một công trình mới và dỡ bỏ đi công trình cũ. Thay vì thải xà bần ra môi trường gây ô nhiễm, nhiều người đã nghiền nát chúng, thay thế cho cát tự nhiên để làm thành bê tông tái chế, có thể thay thế cho cát xây dựng thông thường.

Quy trình làm bê tông tái chế từ xà bần cũng khá đơn giản. Xà bần được chọn lọc, sau đó được nghiền vụn ra rồi sàng lọc, phân loại dựa vào kích thước của chúng để tái chế từng mục đích khác nhau. Riêng vụn bê tông sẽ được tái sử dụng vào việc sản xuất bê tông tươi. 

Chính vì vậy, tái chế xà bần không chỉ giúp làm sạch các phế thải ở công trình cũ mà còn tái sử dụng cho công trình mới, mang lại hiệu quả về kinh tế cũng như bảo vệ môi trường.

Ảnh: Xử lý chất thải

Trên đây là những vật liệu thay thế cát trong xây dựng đáng để bạn quan tâm và lựa chọn công trình của mình, góp phần bảo vệ hệ sinh thái ven sông cũng như chất lượng cuộc sống.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.