So sánh gạch ceramic và granite: Điểm giống và khác nhau bạn cần biết

Ceramic và granite là hai loại gạch được nhiều gia đình sử dụng phổ biến hiện nay. Để lựa chọn được loại phù hợp nhất cho gia đình, bạn có thể dựa trên các tiêu chí so sánh gạch ceramic và granite trong bài viết sau.

Đặc điểm của gạch ceramic

Gạch ceramic là loại gạch sử dụng những vật liệu khác nhau để tạo nên phần lớp xương và bề mặt của gạch. Loại gạch này được cấu tạo từ các hỗn hợp các chất vô cơ, chủ yếu là 70% đất sét và 30% bột đá, penphat. 

Quy trình sản xuất của gạch ceramic trải qua 4 bước gồm: làm xương gạch, tráng men, in hoa văn và nung ở nhiệt độ từ 1000 độ C đến 1250 độ C. Người ta phân loại bề mặt gạch ceramic thành hai loại chính, gồm tráng men và không tráng men. Cụ thể: 

- Bề mặt gạch có tráng men: Là bề mặt của gạch được phủ bởi lớp men có hoa văn và màu sắc khác nhau. 

- Bề mặt gạch không tráng men: Là bề mặt của gạch có cùng chất liệu với phần xương gạch gồm các hoa văn được pha màu và trộn với các vật liệu khác và nung ở nhiệt độ cao.  

Dưới đây là những điểm nổi bật và hạn chế của gạch ceramic mà bạn có thể tham khảo:

Ưu điểm

Nhược điểm

- Độ bền màu cao phù hợp với những môi trường có điều kiện khắc nghiệt

- Khả năng chống trơn trượt tốt với độ cứng bề mặt cao 

- Đa dạng về mẫu mã

- Độ bám dính của gạch hiệu quả

- Khả năng chống va đập kém

- Độ chống thấm chưa tốt

Đặc điểm của gạch granite

Gạch granite là loại gạch có cấu tạo được làm từ các vật liệu đồng nhất với nhau từ đáy đến bề mặt, hay còn được gọi là gạch đồng nhất. Dòng gạch được sản xuất từ 70% bột đá và 30% đất sét - ngược lại so với gạch granite. 

Quy trình sản xuất của gạch granite trải qua 6 bước gồm: nghiền nguyên liệu, trộn bột màu, sấy thành bột, tạo hình, sấy khô và nung ở nhiệt độ từ 1200 độ C đến 2200 độ C.

Hiện nay, người ta phân loại bề mặt gạch granite thành ba loại chính đó là gạch men khô, gạch bán bóng và gạch men sần. Trong đó: 

- Bề mặt gạch men khô: Là bề mặt có độ bám nhẹ được mô phỏng giống với đá tự nhiên, phù hợp với các phong cách tân cổ điển, hiện đại và đương đại. 

- Bề gạch gạch bán bóng: Là bề mặt có độ bóng nhẹ với hiệu ứng bề mặt vô cùng chân thực, thích hợp với nhiều kiến trúc nội thất trong và nước ngoài. 

- Bề mặt gạch men gần: Là bề mặt có cấu tạo sần sùi với độ nhám cao, có thể lát gạch cho cả không gian nội thất sân vườn và bên trong nhà.  

Cùng tham khảo những điểm nổi bật và hạn chế của gạch granite dưới đây: 

Ưu điểm

Nhược điểm

- Khả năng bền màu không bị phai theo thời gian

- Khả năng chống bong tróc, trầy xước tốt

- Độ chịu lực cao có thể hạn chế tình trạng nứt vỡ.

- Độ chịu ẩm kém (nền gạch bị tích tụ hơi nước do sự chênh lệch nhiệt độ)

- Hạn chế về mẫu mã

- Không gian nhỏ không phù hợp với loại gạch này 

 Ảnh: VIVES Ceramica 

So sánh gạch ceramic và granite chi tiết nhất

Muốn biết nên chọn gạch nào, bạn có thể dựa vào những tiêu chí so sánh gạch ceramic và granite dưới đây: 

Điểm giống nhau

- Các sản phẩm đều được nung ở nhiệt độ cao

- Các sản phẩm có thể ứng dụng vào nhiều phong cách nội thất khác nhau

- Các sản phẩm có độ bền màu tốt không bị phai màu trong thời gian dài sử dụng

- Các sản phẩm có khả năng chống trầy xước hiệu quả

Điểm khác nhau

 

Gạch ceramic

Gạch granite

Mẫu mã, hoa văn

Mẫu mã, hoa văn đa dạng với nhiều hình thù khác nhau 

Mẫu mã, hoa văn đơn giản với nhiều kiểu dáng sang trọng 

Kích thước

25×25cm

30×30cm

40×40cm

60×60cm

80×80cm

30×60cm

60×60cm

45×90cm

80×80cm

60x120cm

Thành phần cấu tạo

70% đất sét và 30% bột đá, penphat

70 bột đá và 30% đất sét, phụ gia

Tính chất

Độ chống thấm kém

Độ chống thấm hiệu quả

Nhiệt độ nung

Nhiệt độ trung bình 1000 - 1250 độ C

Nhiệt độ trung bình 1200 - 2200 độ C

Độ hút ẩm

Từ 3% đến 10%

Nhỏ hơn 0,5%

Giá thành sản phẩm

Giá thành thấp, trên dưới 150.000 đồng m2

Giá thành cao, trên dưới 400.000 đồng m2

Ứng dụng trong thực tế

Dưới đây là một vài ứng dụng của gạch ceramic và gạch granite trong các hạng mục xây dựng thực tế:

Đối với gạch ceramic

- Ứng dụng để ốp tường và lát nền cho phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách, nhà vệ sinh,...

- Ứng dụng cho những nơi như công cộng như phòng hội trường, phòng làm việc, sảnh khách sạn,...

Đối với gạch granite

- Ứng dụng cho những khu vực có mật độ đi lại cao như là hành lang, phòng khách và phòng bếp. 

- Ứng dụng cho các khu vực ngoài trời như sân thượng, sân vườn, nhà để xe,...

- Ứng dụng cho những nơi công cộng như sảnh, phòng hội trường, phòng làm việc,...

Việc chọn lựa gạch ceramic hay gạch granite sẽ tùy thuộc vào từng công trình và vị trí lắp đặt. Để biết lựa chọn loại gạch nào thích hợp cho không gian sống của mình, bạn có thể dựa vào yếu tố tài chính của gia đình. 

- Nếu gia đình bạn có mức thu nhập trung bình thì nên chọn gạch ceramic là hợp lý nhất. Dòng gạch có giá thành rẻ có độ bền cao và có đa dạng mẫu mã cho bạn thoải mái chọn lựa. 

- Nếu gia đình bạn có mức thu nhập khá cao thì việc chọn gạch granite là gợi ý hay ho. Loại gạch có mẫu mã phù hợp với nhiều phong cách khác nhau và có độ chịu lực rất tốt.  

 Ảnh: Why Tile 

Với những thông tin so sánh gạch ceramic và gạch granite trên đây, chắc hẳn bạn đã có được lựa chọn cho riêng mình. Ngoài yếu tố giá thành, bạn cũng có thể cân nhắc về yếu tố thẩm mỹ để căn nhà hoàn hảo nhất có thể. 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.