Nên xây nhà bằng loại gạch nào? Ưu, nhược điểm của các loại gạch phổ biến

Nếu đang phân vân không biết nên xây nhà bằng loại gạch nào, bạn có thể tham khảo thông tin về ưu điểm và nhược điểm của một số loại gạch phổ biến được đề cập trong bài viết sau đây.

Nên xây nhà bằng loại gạch nào tốt nhất hiện nay?

Dưới đây là những loại gạch xây nhà được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo: 

Gạch đất nung 

Gạch đất nung (hay còn gọi là gạch ung hoặc gạch đỏ) là loại gạch có xuất xứ lâu đời tại Việt Nam trong vài thập kỷ trước. Mỗi viên gạch có kích thước trung bình khoảng 220x105x55mm (dài x rộng x dày) với khối lượng vào khoảng 2 - 2,5kg. 

Gạch đất nung được chia thành 3 loại gồm: A1, A2 và B theo chất lượng giảm dần. Với những hạng mục công trình xây nhà ở có độ chịu lực cao như hồ nước, hầm móng, bể phốt,... gạch đất nung đặc được xem là lựa chọn hàng đầu hiện nay. 

Ảnh: Vật liệu xây dựng 

Gạch 2 lỗ

Gạch 2 lỗ (gạch thông tâm) là loại gạch có quy trình sản xuất giống với gạch đất nung. Gạch có màu đỏ hồng hoặc sẫm với thông số 220x105x55mm (dài x rộng x dày). So với gạch nung đặc, gạch 2 lỗ thường được sử dụng trong các công trình có vị trí chịu lực vừa phải hoặc những khu vực ít bị chống thấm nước. 

Ngoài ra, gạch còn được ứng dụng trong các công trình có quy mô nhỏ, đặc biệt là các hạng mục làm tường ngăn phòng hoặc nhà cấp 4 để giúp nhiều gia đình tiết kiệm chi phí làm nhà. 

 Ảnh: Vật liệu xây dựng Tân Hoàng Kim Vật liệu xây dựng Viglacera

Gạch 4 lỗ

Cùng với gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ cũng là loại gạch xây nhà rất thông dụng hiện nay. Gạch có cấu tạo 4 lỗ rỗng ở giữa được thiết kế theo hình dạng tròn hoặc hình vuông. Cụ thể như sau:  

- Gạch 4 lỗ tròn: Có kích thước 190x80x80 mm (dài x rộng x dày), có độ rỗng 30% với trọng lượng là 1,2kg 

- Gạch 4 lỗ vuông: Có kích thước 200x130x90 mm (dài x rộng x dày), có độ rỗng 30% với trọng lượng là 1,4kg

Xét về màu sắc, gạch có màu đỏ tươi, đỏ cam hoặc đỏ đậm tùy theo từng mẫu. Gạch được ứng dụng nhiều ở các công trình xây dựng lớn nhỏ khác nhau, điển hình như xây nhà cao tầng hoặc xây tường có độ dày khoảng 100mm.

Ảnh: MingStores

Gạch 6 lỗ

Để xây được một công trình nhà ở bền vững, gạch 6 lỗ (hay gạch Tuynel) là loại gạch mà bạn không nên bỏ qua. Gạch được nung từ đất sét cao cấp được qua ngâm ủ trong một thời gian dài để có thể tạo ra được những viên gạch chất lượng trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Loại vật liệu này có kích thước 220x105x55mm (dài x rộng x dày) giống với kích thước của gạch đất nung và gạch 2 lỗ. Hiện nay, người ta thường ứng dụng mẫu gạch này vào những công trình thi công nhà ở, chẳng hạn như làm tường ngăn cách.

 Ảnh: Bất động sản

Gạch nhẹ chưng áp

Một loại gạch khác cũng được ưa chuộng không kém tại các công trình nhà ở đó chính là gạch nhẹ chưng áp. Đây là dòng gạch AAC (viết tắt tiếng Anh là Aerated Autoclaved Concrete) được sản xuất từ các vật liệu như xi măng, vôi, nước,... 

Các loại nguyên vật liệu này được trộn đều theo tỷ lệ tiêu chuẩn, sau đó tạo hình viên gạch bằng khuôn rồi đưa vào thiết bị chưng áp. Từ đó, gạch được ra đời và được đưa vào trong nhiều công trình xây dựng lớn, nhỏ khác nhau. Được biết, loại gạch này giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng về mặt kỹ thuật và tiết kiệm thời gian thi công nhà ở. 

Ảnh: Công ty TNHH Đăng Lê ALC

Gạch bê tông bọt

Gạch bê tông bọt cũng nằm trong danh sách những loại gạch phổ biến hàng đầu, được nhiều gia đình chọn lựa khi xây nhà ở của mình. Gạch được làm từ các thành phần như là xi măng, cát, tro nhiệt điện, chất tạo bọt và một số phụ gia khác. Hỗn hợp này được trộn đều với nhau rồi dùng khuôn thép để định hình thành viên gạch. Sau đó, người ta sử dụng thiết bị làm đông đặc để tạo nên viên gạch bê tông bọt hoàn chỉnh.

Gạch có màu xám tro, xám trắng với kích thước 100x200x400mm (dài x rộng x dày). Loại gạch này thường được ứng dụng trong các hạng mục thi công làm tường ngăn, nền, kệ để đồ,...

Ảnh: Cafeland

So sánh điểm nổi bật, hạn chế của các loại gạch phổ biến

Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của từng loại gạch nêu trên mà bạn có thể tham khảo: 

Gạch

Ưu điểm

Nhược điểm 

Gạch đất nung đặc 

- Khả năng chịu lực cao

- Khả năng chống thấm tốt

- Tính thẩm mỹ cao

- Giá thành cao

- Có trọng lượng nặng

Gạch 2 lỗ 

- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt

- Phù hợp với nhiều công trình dân dụng và công nghiệp

- Tiết kiệm chi phí cho gia đình

- Chịu lực thấp

- Khả năng chống thấm kém

Gạch 4 lỗ 

- Có trọng lượng nhẹ

- Có giá thành phải chăng 

- Sử dụng phổ biến nhất trong nhiều gia đình

- Khả năng chống thấm kém

- Khả năng chịu lực không cao

Gạch 6 lỗ 

- Có trọng lượng nhẹ 

- Có giá thành phù hợp với nhiều gia đình

- Khả năng chống thấm kém

- Khả năng chịu lực không cao

Gạch nhẹ chưng áp 

- Khả năng cách nhiệt, cách âm hiệu quả

- Độ chịu lực tốt

- Đa dạng về kích thước, mẫu mã

- Không phù hợp sử dụng đối với những ngôi nhà có phong cách cổ điển

- Dễ làm nứt tường

Gạch bê tông bọt

- Có trọng lượng nhẹ 

- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt

- Được làm từ nguyên vật liệu thân thiện với môi trường

- Khả năng chống thấm kém 

Ảnh: Kiến trúc ROMAN

Một số lưu ý khi chọn gạch xây nhà mà các gia đình nên biết

Để lựa chọn những viên gạch có chất lượng tốt để hoàn thiện mái ấm của mình, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây: 

- Nên chọn những viên gạch có các góc cạnh sắc nét, vuông vắn. 

- Hãy thử đập vỡ 1 viên gạch, nếu đập vỡ mà không bị mảnh vụn quá nhiều, viên gạch đó có chất lượng tốt. 

- Hãy đập mạnh 2 viên gạch với nhau, nếu âm thanh phát ra trong trẻo và đanh thì viên gạch đó có chất lượng tốt. 

- Hãy ngâm thử viên gạch trong nước sau 24 giờ rồi cân lại viên gạch sau khi ngâm. Trường hợp gạch nặng thêm 15% thì không nên chọn vì loại gạch này có độ giãn nở không đạt yêu cầu. 

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.