Dưới đây là những kinh nghiệm trả tiền mua đất vô cùng hữu ích mà bạn có thể tham khảo và áp dụng để phòng tránh tối đa các rủi ro khi tiến hành mua đất:
Trước khi “xuống tiền” trong bất kỳ giao dịch nào liên quan đến đất đai, bao gồm đặt cọc hay ký hợp đồng chuyển nhượng, bạn cần phải kiểm tra và xác minh tính chính xác của thông tin bên bán (bên chuyển nhượng). Cụ thể như sau:
- Quyền sở hữu đất: Người mua đất phải yêu cầu bên bán (hoặc bên chuyển nhượng) cung cấp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng Đất (nếu là người được ủy quyền, nhất định phải có hợp đồng ủy quyền được công chứng hợp pháp). Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất bao gồm những thông tin sau đây:
+ Chủ sử dụng đất là ai? Đất này thuộc sở hữu cá nhân, sở hữu chung vợ chồng, của nhà nước cho thuê hay thuộc sở hữu của hộ gia đình.
+ Diện tích sử dụng đất
+ Mục đích sử dụng đất là đất ở, đất trồng cây lâu năm,...
+ Công trình gắn liền với đất
+ Những thay đổi có liên quan đến đất đai như các giao dịch thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có liên quan được ghi vào phần “Những thay đổi” sau khi được cấp giấy chứng nhận.
- Khu đất đó đã được tách thửa hay chưa: Tìm hiểu kỹ vấn đề khu đất đó bao gồm bao nhiêu người đứng tên. Đây là một việc rất quan trọng, bạn cần hỏi rõ nếu như không muốn trong quá trình mua bán xảy ra tranh chấp.
- Sổ đỏ của khu đất muốn mua: Mọi quá trình mua bán đất nếu không có sổ đỏ được xem là trái quy định của pháp luật, trừ hai trường hợp sau đây:
+ Trường hợp 1: Đất nhận thừa kế
+ Trường hợp 2: Là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đã đổi Quốc tịch.
Thực tế, những khu đất nằm trong diện quy hoạch nếu bị thu hồi thì mức bồi thường sẽ không cao bằng giá mua ban đầu của bạn. Vì vậy, để tránh phải chịu lỗ, bạn cần kiểm tra xem khu đất dự định mua có nằm trong diện này hay không.
Sau đây là hai trường hợp đất nằm trong diện quy hoạch mà bạn cần biết:
- Trường hợp 1: Khu đất vẫn chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cơ quan có thẩm quyền. Với trường hợp này, người sử dụng vẫn cho phép chuyển nhượng cho đến khi cơ quan có kế hoạch sử dụng đất trở lại.
- Trường hợp 2: Khu đất đã có kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Với trường hợp này, tuy được quyền chuyển nhượng đất, song người mua khu đất này sẽ bị hạn chế việc xây dựng những công trình gắn liền trên đất. Hơn nữa, người mua còn phải chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch (nếu có).
Ngoài ra, nếu khu đất đã có sổ đỏ thì thông tin quy hoạch thường sẽ được ghi trực tiếp tại phần ghi chú trong sổ, trong đó nêu rõ lô đất này đang trong diện quy hoạch gì. Người mua có thể xem xét quy hoạch đó có phù hợp với mình không để tiến hành thực hiện mua đất.
Ảnh: Lạc Yên
Hợp đồng đặt cọc chính là văn bản cam kết quá trình mua bán đất giữa bên mua và bên bán. Theo đó, bên mua sẽ tiến hành thanh toán một phần tiền theo thỏa thuận của hai bên. Đặc biệt, bên mua cần phải có kinh nghiệm trả tiền mua đất để đảm bảo quyền lợi về mặt pháp luật trong một số trường hợp như sau:
- Bên bán từ chối giao dịch: Bên bán có nghĩa vụ phải trả lại cho bên mua đủ một khoản tiền đặt cọc trước đó, đồng thời kèm theo một khoản tiền bồi thường tương ứng với giá trị đặt cọc bên mua bỏ ra.
- Bên mua từ chối giao dịch: Với trường hợp này, người mua sẽ mất cọc cho bên bán theo như những điều khoản trong hợp đồng.
- Nếu hợp đồng được giao kết: Bên bán phải trả lại tiền đặt cọc cho bên mua hoặc được tùy theo thỏa thuận của hai bên.
Lưu ý, hợp đồng đặt cọc phải chặt chẽ và rõ ràng để tránh những vấn đề phát sinh sau này.
Ảnh: Lạc Yên
Đây là hình thức bảo vệ người mua, tránh phát sinh những rắc rối về mặt pháp lý trong quá trình mua bán đất. Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng ở cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt, hai bên mua - bán tuyệt đối không nên sử dụng hình thức viết bằng “giấy viết tay” để chứng nhận việc mua - bán đất. Đây là hình thức không được pháp luật công nhận, nếu có nảy sinh vấn đề bên mua hoặc bên bán sẽ chịu những tổn thất không đáng có.
Chính vì thế, để tránh những điều này, trước khi quyết định mua đất bạn nên làm đơn để xin thông tin của khu đất và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của địa phương.
Ảnh: Lạc Yên