Gạch thủy tinh làm từ vỏ trai - vật liệu xây dựng mới đầy tiềm năng

Bureau de Change, một studio kiến ​​trúc ở London, đã sản xuất một loạt các loại gạch thủy tinh có hoa văn bằng cách sử dụng Thames Glass - vật liệu sinh học được tạo ra từ vỏ trai Quagga.

Vật liệu xây dựng mới: Gạch thủy tinh làm từ vỏ con trai

Lulu Harrison - một sinh viên đang theo học chương trình thạc sĩ Material Futures tại Central Saint Martin's (London, Anh) đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời một loại thủy tinh sinh học được làm từ vỏ con trai Quagga để thay thế cho cát.

Ngay lập tức, Katerina Dionysopoulou và Billy Mavropoulos - hai nhà sáng lập của Bureau de Change, đã liên hệ với Harrison để tìm hiểu về đặc tính của vật liệu xây dựng mới này và đánh giá xem nó có thích hợp để tạo ra một tấm ốp thân thiện với môi trường cho các tòa nhà hay không.

Ảnh: Dezeen

Sau đó, họ đã cùng nhau tạo ra một loạt gạch ốp mặt tiền bằng kính đúc, có hoa văn lấy cảm hứng từ những chiếc chậu ống khói bằng đất nung có nguồn gốc từ thế kỷ XIX. Loại gạch này được đặt tên là Thames Glass và đã được trưng bày trong triển lãm “Beautility: How Fusing Beauty and Function Can Change The World” - diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ Thủ công London.

Chia sẻ với Dezeen, anh Billy Mavropoulos nhận định: “Thames Glass có tiềm năng trở thành vật liệu ốp đáng kỳ vọng trong tương lai. Vốn dĩ, thủy tinh đã là một vật liệu bền vững vì có thể tái chế vô hạn. Trong khi đó, Thames Glass cung cấp một giải pháp thay thế bền vững hơn, bằng cách tận dụng triệt để các vật liệu phế thải tại địa phương”.

Ảnh: Dezeen

Trai Quagga là loài xâm hại được thấy nhiều ở khu vực các hồ lớn ở Bắc Mỹ, gây mất chu trình dinh dưỡng cho hệ sinh thái nước ngọt. Tại Anh, chúng thường gây ra tình trạng tắc nghẽn trong các đường hầm vận chuyển nước, do đó việc loại bỏ và biến chúng thành nguyên liệu cho sản xuất vật liệu sinh học là điều hoàn toàn thuyết phục.

Ảnh: Dezeen

Trước khi được nghiên cứu phát triển trên quy mô kiến trúc, loại thủy tinh sinh học này cũng đã được “chính chủ” ứng dụng để làm thành những dạng bình thủy tinh để chứa rượu, nước hoa quả hoặc bình cắm hoa.

Ảnh: Dezeen

Xét về ý nghĩa, thiết kế gạch mà Dionysopoulou và Mavropoulos phát triển từ loại thủy tinh kể trên là nhằm mục đích tôn vinh lịch sử kiến ​​trúc của London. Trong quá trình thiết kế, các kiến ​​trúc sư đã nhìn lại Royal Doulton - nơi sản xuất các đường ống dẫn nước của thành phố vào giữa thế kỷ XIX, cũng như các chậu ống khói bằng đất nung trang trí của thành phố.

Trên tinh thần đó, Bureau de Change đã “hồi sinh” ba trong số các quán rượu và nhà trọ đã bị phá dỡ ở bên bờ sông Thames của London, đồng thời sử dụng gạch Thames Glass để mang lại cho mỗi tòa nhà một mặt tiền được chiếu sáng độc đáo.

Ảnh: Dezeen

Mavropoulos cho biết: “Việc tìm kiếm các cổ vật ở đầm lầy Thames đã giúp chúng tôi khám phá ra những bí ẩn về kiến ​​trúc đã mất của những ngôi nhà công cộng ven sông. Chúng tôi đã hình dung lại những gì từng có ở khu vực này, từ đó tái tạo một cấu trúc mới từ gạch thủy tinh đúc”.

Nhờ vào điều này, kính sinh học có thể có một tương lai thực sự trong kiến ​​trúc - mặc dù sẽ có những thách thức nhất định. Bản chất thủ công của kính sinh học có nghĩa là mỗi viên gạch đều có màu sắc và lớp hoàn thiện duy nhất, do đó sẽ rất khó để kiểm tra và chứng nhận về độ an toàn và độ bền.

Tuy nhiên, Mavropoulos tin rằng, kết cấu tự nhiên và màu sắc độc đáo là những đặc điểm ưu việt khiến loại vật liệu này độc đáo hơn bao giờ hết. Anh nói: "Mỗi viên gạch có kết cấu vi mô riêng để tương tác với ánh sáng một cách đẹp mắt. Cùng với thớ vật liệu, dấu vết của quá trình đúc tạo cho vật liệu này chiều sâu và làm nổi bật các họa tiết thời Victoria một cách ấn tượng”, theo trang Dezeen.

Ảnh: Dezeen

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.