Vật liệu xây dựng mới sẽ phát triển như thế nào trong tương lai?
Xét trong các mảng đầu tư của xã hội hiện nay, nguồn vốn dành cho xây dựng chiếm tới khoảng 70% tỷ trọng. Trong số đó, đầu tư cho vật liệu xây dựng chiếm từ 30% đến 50% tổng số vốn đầu tư. Chính vì vậy việc phát triển các vật liệu xây dựng mới là có một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Các vật liệu xây dựng mới cần dễ dàng thích ứng với biến đổi khí hậu
Thực trạng hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu xảy ra rất nhanh mang đến rất nhiều ảnh hưởng tới môi trường sống của con người. Để khắc phục những nguy cơ đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt mục tiêu phát triển kinh tế với xu hướng tăng trưởng xanh. Đồng hành với các chính sách này, ngành vật liệu xây dựng cũng phải thay đổi linh hoạt và đáp ứng các nhu cầu một cách tốt hơn.
Theo đánh giá từ các chuyên gia đầu ngành về vật liệu xây dựng, các chủ đầu tư sẽ trú trọng nhiều hơn đến sức chịu lực, độ bền lực, độ bền theo thời gian, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất và lắp đặt cho các công trình được xây dựng trong tương lai. Đặc biệt các công trình này cũng phải có tính thích ứng với thời tiết khí hậu tại nơi xây dựng.
Chính vì thế, các vật liệu xây dựng mới cần được cấu tạo từ chất hữu cơ, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và dễ dàng thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây chính là một sự lựa chọn, hướng đi tất yếu mà ngành vật liệu xây dựng phải đi theo trong tương lai.
Việc phát triển các loại vật liệu xây dựng mới thông minh hơn chính là một xu hướng tất yếu. Đồng thời đây cũng là mục tiêu mà ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đang hướng tới.
Một số loại vật liệu xây dựng mới đang được phát triển hiện nay như: kính tiết kiệm năng lượng, gạch ốp lát tái chế, tấm lợp sinh thái, tấm ốp đất sét nung, xốp cách nhiệt, ngói tráng men, gỗ ốp tường xanh, gạch bê tông nhẹ, xi măng xanh… Các vật liệu này có tính năng thân thiện với môi trường cao và giúp tiết kiệm năng lượng hơn so với các loại vật liệu truyền thống trước đây.
Vật liệu xi măng
Việc sản xuất vật liệu xi măng được các chuyên gia nhận định các loại xi măng cần có tính năng đặc biệt, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu năng lượng tiêu hao, tiết kiệm nguyên liệu sản xuất cũng như nhân công thực hiện.
Phát triển vật liệu sơn
Ở hiện tại cũng như trong tương lai, các loại sơn có xu hướng được phát triển từ vật liệu hữu cơ. Theo đó các loại sơn có khả năng chịu nhiệt tốt, giúp giảm thiểu nhiệt độ ở trên bề mặt, bền lâu trong các môi trường lỏng như nước mặn, nước ngọt, hóa chất, dầu…; loại sơn chống mài mòn; các loại sơn có khả năng biến tính, có tính năng giữ độ bền cao trong môi trường nắng nóng và mưa nhiều, sơn phù hợp với khí hậu nhiệt đới, loại sơn có hàm lượng kim loại và hàm lượng VOC thấp… Đây chính là xu hướng và mục tiêu phát triển trong việc sản xuất sơn trong tương lai.
Các loại vật liệu sứ vệ sinh và ốp lát
Cùng với đó trong tương lai các loại vật liệu sứ vệ sinh và ốm lát cũng sẽ được tập trung phát triển đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc. Các loại vật liệu này sẽ có các tính năng bền màu, chống bám bẩn, chống mài mòn, tự làm sạch, chống rêu mốc. Quá trình sản xuất sẽ được áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến và hiện đại giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu và nhiên liệu, giảm thải các chất thải ra môi trường.
Hướng đi nào giúp vật liệu xây dựng mới phát triển bền vững?
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới hiện nay, ngành sản xuất VLXD sẽ có nhiều cơ hội hơn cho việc nâng cao năng lực và trình độ sản xuất. Việc xây dựng những đô thị thông minh sẽ không thể thiếu sự góp mặt của ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Các nền tảng và tiến bộ khoa học sẽ góp phần đưa giá trị sản xuất vật liệu xây dựng tăng trưởng một cách mạnh mẽ hơn.
Tại Đông Nam Á, Việt Nam đang là nước nước dẫn đầu trong việc đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng. Ở châu Á, Việt Nam đang đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Nhiều công trình mới được đầu tư xây dựng, các hệ thống giao thông, cơ sở vật chất được mở rộng và phát triển mạnh mẽ.
Ngoài những mặt thuận lợi, ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong nước vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn về sự cạnh tranh với hàng ngoại nhập, khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Để có thể hài hòa các yếu tố và thúc đẩy phát triển bền vững, các cơ chế và chính sách của nhà nước cần được tập trung hoàn thiện hơn nữa.
Bên cạnh đó cũng cần thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào việc phát triển vật liệu xây dựng mới thông qua các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết với các nước trên thế giới. Chuyển giao công nghệ cần được đẩy mạnh, trình độ công nghệ sản xuất cần được thúc đẩy và nâng cao. Gắn liền nghiên cứu với sản xuất, tập trung cải tổ lại công tác nghiên cứu khoa học công nghệ. Cùng với đó nguồn nhân lực cũng cần được đào tạo bài bản và lành nghề từ nhân công đến cấp quản lý.