Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2022

Tương tự như nhiều ngành công nghiệp khác, lĩnh vực xây dựng cũng ghi nhận những biến động khác nhau qua từng năm. Bài viết này sẽ đề cập đến những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất hiện nay.

Những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất hiện nay

Ngành xây dựng trên toàn thế giới đang nghiêng về xu hướng sử dụng những sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường. Xu hướng này không những giúp tiết kiệm năng lượng cho công trình mà còn tạo sự thoải mái, tiện dụng cho người dùng. Vì những lý do đó, các vật liệu xây dựng “xanh” đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường toàn cầu.

Dưới đây là các xu hướng vật liệu xây dựng mới đáng chú ý ở Việt Nam và trên thế giới:

Tấm lợp composite

Thay vì tiếp tục sử dụng những tấm lợp kim loại truyền thống, các nhà thầu xây dựng đã bắt đầu nghĩ đến việc thay thế bằng một loại tấm lợp khác, tiện dụng hơn cho khách hàng. Theo đó, tấm lợp composite sẽ là lựa chọn hàng đầu để lợp nhà trong năm 2021 này.

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 1.

Ảnh: Pinterest

Tấm lợp composite được hình thành từ các nguyên liệu như giấy tái chế, sợi thủy tinh và bê tông nhựa. Tất cả những nguyên liệu này đều thân thiện với môi trường và có độ bền cao, chống cháy, chống gió và chống va đập tốt. Ngoài ra, đặc tính quan trọng không thể không kể đến đó là khả năng chống phai màu và hạn chế hấp thụ độ ẩm. Điều đó cho thấy rằng, loại tấm lợp này có tuổi thọ cao và ít yêu cầu bảo trì hơn.

Chính vì những ưu điểm nói trên, tấm lợp composite trở thành yếu tố bền vững hoàn hảo cho các dự án xây dựng ở thời điểm hiện tại.

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 2.

Ảnh: Meredith Home Improvements

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 3.

Ảnh: Pinterest

Cửa sổ kính điện thông minh

Những cửa sổ kính điện thông minh đang trở thành xu hướng bền vững nổi bật trong ngành xây dựng. Loại kính này được phát minh dựa trên việc hầu hết các tòa nhà thương mại sử dụng cửa sổ lớn để đón nhiều ánh sáng hơn, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng điện vào ban ngày.

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 4.

Ảnh: EnviroInc.com

Cửa sổ kính điện thông minh ra đời nhằm kiểm soát ánh sáng và nhiệt độ cho tòa nhà. Chúng có thể tự động điều chỉnh mức nhiệt độ và ánh sáng cần thiết khác nhau tùy theo mùa. Ví dụ, vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao, các tấm kính sẽ chuyển sang màu đục và tự điều chỉnh đặc tính cách nhiệt cho phù hợp. Mặt khác, vào mùa đông, tấm kính sẽ chuyển sang màu trong hơn để hấp thụ nhiều ánh sáng hơn. Đồng thời, loại cửa sổ kính điện thông minh này cũng thay đổi công suất sưởi tùy thuộc vào nhiệt độ của máy lạnh bên trong căn nhà.

Với những tính năng sáng tạo này, các tòa nhà sử dụng cửa sổ kính điện thông minh có thể tiết kiệm đến 30% chi phí năng lượng so với trước kia.

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 5.

Ảnh: EnviroInc.com

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 6.

Ảnh: EnviroInc.com

Sàn nhà làm từ tre

Thông thường, các gia đình có xu hướng lát sàn bằng những tấm gỗ cứng, có chi phí rẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, đây không phải là một nguyên liệu bền vững và an toàn cho môi trường. Do vậy, một giải pháp thay thế có thể được xem xét đó là sử dụng nguyên liệu tre. Đây là loại cây rất dễ trồng, không cần phải chăm sóc quá nhiều và có thể thích nghi được ở hầu hết các loại đất khác nhau. Việc sử dụng tre để phục vụ cho xây dựng sẽ không gây ra bất kỳ mối lo ngại nào cho môi trường.

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 7.

Ảnh: Best vacuum cleaner

Sàn tre được tin tưởng sử dụng bởi nhiều đặc tính nổi bật, trong đó điển hình là độ đàn hồi tốt, ít cong vênh và khả năng chịu mài mòn cao. Đây được xem là một trong những xu hướng vật liệu xây dựng mới được nhiều đơn vị thi công áp dụng.

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 8.

Ảnh: This Old House

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 9.

Ảnh: Bob Vila

Tấm năng lượng mặt trời

Việc sử dụng các tấm pin mặt trời không còn gì xa lạ trong giới xây dựng. Nhiều dự án hiện đang tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để cung cấp điện sử dụng, giảm thiểu chi phí về mặt năng lượng. Xét về yếu tố lắp đặt, các tấm năng lượng mặt trời có thể sẽ tốn kém hơn, nhưng bù lại sẽ nhanh chóng đem đến sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí một cách đáng kể cho người dùng.

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 10.

Ảnh: REenergizeCO

Việc lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà và trong sân đang ngày càng phổ biến khi công nghệ cải tiến và thiết kế trở nên thẩm mỹ hơn. Trong đó, ngói năng lượng mặt trời và các cấu trúc liên quan đều là những cách hiệu quả để giảm sự phụ thuộc của ngôi nhà vào năng lượng không tái sinh.

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 11.

Ảnh: AZoCleantech

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 12.

Ảnh: Energy Ireland

Vật liệu cách nhiệt thân thiện với môi trường

Để đảm bảo sức khỏe và sự thuận tiện của người sử dụng, vật liệu cách nhiệt là yếu tố mà bất kỳ tòa nhà nào cũng cần phải có. Hiện nay, thị trường có những loại vật liệu cách nhiệt bền vững về mặt chức năng lẫn sinh thái. Một số trong đó bao gồm cách nhiệt bông thủy tinh hoặc sợi thủy tinh, cách nhiệt polyester, cách nhiệt cellulose, cách nhiệt bằng len cừu và bông khoáng tiêu âm.

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 13.

Ảnh: ArchDaily

Một công nghệ mới nổi khác là cách nhiệt bằng sợi gai dầu. Chất cách điện 92% sợi gai dầu tự nhiên có thể duy trì tất cả các đặc tính năng điện tương tự của chất cách điện bằng sợi thủy tinh hoặc cellulose, nhưng nó có ưu điểm là tạo ra một khối kín khí với sự thất thoát nhiệt tối thiểu và sẽ không bị nấm mốc.

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 14.

Ảnh: Fantasy Dream Homes

Tham khảo những xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021 - Ảnh 15.

Ảnh: IsoHemp

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.