Nhiều người thường suy nghĩ việc ốp tường sẽ khiến cho không gian căn nhà trở nên lạnh lẽo hơn. Điều đó khiến họ khá lo lắng về việc xây nhà có nên ốp tường hay không. Để có thể đưa ra quyết định phù hợp, hãy cùng phân tích những ưu và nhược điểm của việc ốp tường mang lại.
- Bảo vệ được tường nhà khỏi các tác động bên ngoài (nắng, gió, nước mưa,...)
- Tránh được việc ẩm mốc, nứt tường, bong tróc…
- Đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng tường nhà
- Tạo một lớp chắn, khoảng đệm tránh việc va đập trong quá trình thi công và đi lại trong ngôi nhà
- Có nhiều chất liệu, mẫu mã hoa văn,... cho chủ nhà lựa chọn
- Tốn kém chi phí
- Tốn kém thời gian cho việc thi công
- Dễ gây cảm giác lạnh lẽo cho không gian nếu không chọn màu sắc phù hợp
- Khó thay đổi màu sắc hay chất liệu cho ốp tường bởi việc tháo dỡ khá khó khăn và tốn nhiều công sức
- Khó khăn khi làm các công việc liên quan đến khoan tường
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều vật liệu ốp tường cho bạn thoải mái lựa chọn. Sau đây là top những vật liệu ốp tường được ưa chuộng nhất năm 2022 để bạn có thể tham khảo:
Vốn đã là vật liệu được sử dụng phổ biến trong nội thất gia đình, gỗ hiện nay vẫn được nhiều người lựa chọn vì mang đến sự ấm cúng pha lẫn nét cổ điển trong không gian.
Các loại gỗ tự nhiên thông dụng được dùng ốp tường là sồi trắng, gỗ Pơ mu, thông, bằng lăng.… Ngoài ra người ta còn sử dụng những loại khác như gỗ đỏ, căm, giáng hương, chiu liu.… Với sự đa dạng của loại vật liệu này, các gia đình sẽ dễ dàng chọn lựa được loại gỗ ốp tường mình ưng ý nhất.
Theo khảo sát trên thị trường, loại vật liệu ốp tường này có giá thành dao động trong khoảng 600.000 - 2.500.000 đồng/m2.
Vật liệu này có độ bền cao, có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, không bị ẩm mốc hay bong tróc như khi dùng sơn tường. So với gỗ tự nhiên thì giá gỗ công nghiệp ốp tường có giá thấp hơn nhưng vẫn mang lại giá trị thẩm mỹ cho không gian sử dụng. Trung bình, một m2 gỗ công nghiệp trên thị trường dao động trong khoảng 350.000 - 550.000 đồng/m2.
Gạch là vật liệu có độ cứng cao, chịu được tác động của điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khó bị nứt hay nổi mốc. Bề mặt gạch ốp tường thường bóng loáng, trơn mịn, vừa có độ thẩm mỹ cao lại rất dễ dàng cho việc vệ sinh và lau chùi.
Đồng thời, chất liệu gạch cũng có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy và chống thấm khá tốt. Khi chọn loại vật liệu này, bạn sẽ có nhiều lựa chọn về màu sắc, kích thước và hoa văn, từ gạch trơn màu tới các loại gạch loang màu ấn tượng.
Hiện nay có khá nhiều loại gạch ốp tường phổ biến như gạch men, gạch tự nhiên, gạch ceramic, gạch bóng kiếng, gạch ốp tường 3D,... với giá dao động trong khoảng 150.000 - 2.000.000 đồng/m2.
Nhựa PVC có khả năng chống tiếng ồn, chống thấm, chống ẩm mốc, chống bong tróc, mài mòn và đặc biệt là khả năng chống cháy khá tốt. Ngoài ra, với cấu tạo được phủ thêm lớp bảo vệ ngoài cùng nên bề mặt tấm PVC luôn sáng bóng, ít bám bụi, rất thích hợp để sử dụng khi ốp tường.
Vì là nhựa nên loại ốp tường này khá nhẹ, dễ dàng trong lắp đặt và vận chuyển, phù hợp để thi công ở cả những công trình trên cao.
Nhựa PVC ốp tường có nhiều chủng loại khác nhau, song hai loại được ưa chuộng nhiều nhất là họa tiết vân đá và giả gỗ. Theo khảo sát, loại vật liệu này có giá dao động trong khoảng 320.000 - 450.000 đồng/m2.
Nếu bạn vẫn chưa biết cách lựa chọn vật liệu ốp tường thì hãy cùng xem qua một vài kinh nghiệm được gợi ý dưới đây:
- Đúng tính năng sử dụng: Bạn cần xem yêu cầu công năng đặc thù của không gian, khu vực cần ốp lát ra sao.
- Tương đồng với không gian kiến trúc: Ví dụ, các khu vực cần sáng sủa, hoặc thiếu sáng không nên dùng gạch tối màu; không gian trang nghiêm như phòng thờ có thể chọn màu trầm; không gian phòng trẻ em có thể lát tự do, màu sắc trẻ trung….
- Đảm bảo tỷ lệ hài hòa: Vật liệu ốp tường phải có tỷ lệ hài hòa với không gian và diện tích ốp tường.
- Có đặc tính cơ lý phù hợp: Một vật liệu đều có những đặc tính cơ lý khác nhau. Hiểu và khai thác đúng những đặc tính đó sẽ tăng chất lượng và thẩm mỹ, tận dụng ưu điểm và tránh nhược điểm của mỗi loại vật liệu.
Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể ra quyết định xây nhà có nên ốp tường hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số vật liệu phổ biến khi ốp tường để ứng dụng nếu có nhu cầu.