Xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ? Ưu và nhược điểm của từng loại gạch

Xây dựng nhà ở là một quá trình phức tạp khiến chủ nhà phải luôn đắn đo, so sánh giữa các yếu tố. Một trong những câu hỏi điển hình mà nhiều chủ nhà đặt ra đó là “Xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ?”. Cùng tìm đáp án cho câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ? Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của từng loại

Cùng tìm hiểu một số đặc điểm cấu tạo của gạch đặc và gạch lỗ sau đây để biết xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ:

Đặc điểm cấu tạo của gạch đặc

Gạch đặc là loại gạch được thiết kế nguyên khối có dạng hình hộp chữ nhật với bề mặt của viên gạch thường có các khe rãnh. Khối lượng của mỗi viên gạch khoảng từ 1,5 - 3,5 kg với kết cấu không lỗ nên thường nặng hơn so với các loại gạch khác. 

Người ta thường phân loại gạch đặc  thành hai loại chính, gồm gạch đặc đất sét nung và gạch đặc bê tông. Trong đó:

- Gạch đặc đất sét nung: Loại gạch có màu đỏ cam được sản xuất dựa trên quá trình nung ở nhiệt độ cao.

- Gạch đặc bê tông: Loại gạch có màu xám tro được tạo thành từ hỗn hợp xi măng, cát, đá và nước. 

Với khả năng chịu lực tốt và có độ bền cao, gạch đặc là loại vật liệu rất phổ biến trong thi công, được nhiều gia đình lựa chọn để đáp ứng yêu cầu về kết cấu trong công tác xây dựng tường hay nền móng.

Xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ? Ưu và nhược điểm của từng loại gạch - Ảnh 1.

Ảnh: Kiến trúc Angcovat

Đặc điểm cấu tạo của gạch lỗ

Gạch lỗ là loại gạch được thiết kế có các lỗ rỗng phía trong của viên gạch, có thể là 2, 3, 4, 6 hoặc 10 lỗ tuỳ theo yêu cầu công trình. So với loại các gạch đặc, gạch lỗ thường có khối lượng nhẹ hơn chỉ khoảng từ 1,5 - 2 kg.

Thông thường, gạch có cấu tạo hình chữ nhật với màu sắc cam hoặc xám trắng và được chia thành hai loại đó là:

- Gạch lỗ nung nóng: Loại gạch áp dụng phương pháp nung ở nhiệt độ cao nên thường có màu cam.

- Gạch lỗ không nung nóng: Loại gạch được tạo thành từ hỗn hợp đá, cát, xi măng và một số chất phụ gia nên thường có màu xám trắng. 

Nhờ vào những đặc tính nổi bật nên hiện nay, gạch lỗ là loại vật liệu gần như là chủ đạo trong các công trình xây dựng, nhất là nhà ở dân dụng.

Xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ? Ưu và nhược điểm của từng loại gạch - Ảnh 2.

Ảnh: Vật Liệu Xây Dựng

So sánh ưu và nhược điểm giữa gạch đặc và gạch lỗ

Để có cái nhìn khách quan nhất, bạn có thểm tham khảo bảng so sánh ưu và nhược điểm giữa gạch đặc và gạch lỗ sau đây:

 

Gạch đặc

Gạch lỗ

Ưu điểm

- Độ bền cao, chịu lực tốt

- Khắc phục các tình trạng tường yếu dễ vỡ vụn

- An tâm trong quá trình thi công nội thất

- Khả năng chống thấm nước tốt

- Hạn chế các tác động bên ngoài môi trường

- Giá thành rẻ

- Kết cấu nhẹ và dễ dàng vận chuyển

- Khả năng cách nhiệt tốt

- Khả năng cách âm hiệu quả

Nhược điểm

- Khả năng cách nhiệt kém

- Khả năng cách âm kém

- Giá thành khá cao

- Khó khăn trong quá trình vận chuyển

- Khả năng chịu lực kém

- Dễ bị vụn vỡ trong quá trình thi công nội thất

- Khả năng chống thấm không tốt

Việc xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ sẽ tùy thuộc vào từng công trình và vị trí thi công. Mỗi loại gạch thường sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau nên khó có thể nói được loại gạch nào tốt hơn. Thay vào đó, bạn có thể tìm hiểu về giới hạn xây tường trong ngôi nhà của mình. Điều này sẽ giúp bạn tính toán chi phí xây dựng dễ dàng hơn. 

Đối với gạch lỗ, bạn có thể sử dụng chúng với mục đích tạo thành những bức tường ngăn vách đơn thuần. Với bức tường này, bạn không nên thi công các loại nội thất treo tường tránh cho việc tường bị vụn vỡ. 

Đối với gạch đặc, bạn có thể thi công tại các vị trí đòi hỏi có kết cấu vững chắc và khả năng chống ẩm cao. Những khu vực có tác động cơ học mạnh như việc thi công nội thất là sự lựa chọn không thể phù hợp hơn. 

Xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ? Ưu và nhược điểm của từng loại gạch - Ảnh 4.

Ảnh: Thảo Vy

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã phần nào biết được khi xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ thì thích hợp. Việc lựa chọn loại gạch nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện tài chính của gia đình bạn.

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.