Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ? Kinh nghiệm bố trí phòng vệ sinh tiện ích, phù hợp cho gia đình

Một số gia đình hiện nay chọn cách xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ để tăng tính riêng tư và tiện lợi. Vậy có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình.

Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ hay không? Ưu và nhược điểm của từng cách bố trí

Khi lựa chọn xây phòng vệ sinh cho căn nhà, bạn thường có hai lựa chọn: một là xây dựng phòng vệ sinh ở không gian chung của căn nhà, hai là xây dựng mỗi phòng ngủ một nhà vệ sinh riêng. Vậy bạn có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ hay không? Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của các cách bố trí để bạn có thể đánh giá khách quan và đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Ưu, nhược điểm khi chọn xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Xây dựng nhà vệ sinh trong phòng ngủ có thể là phương án tuyệt vời cho những ngôi nhà có diện tích lớn, không gian sống rộng rãi, các vách tường đón được ánh mặt trời (thuận tiện cho việc mở cửa sổ phòng tắm) và đặc biệt là cho những chủ nhà có ý định cho thuê, mướn phòng trong tương lai. Việc xây nhà vệ sinh kép trong phòng ngủ cũng mang lại một số ưu, nhược điểm mà gia đình cần chú ý như sau:

Ưu điểm

Mang lại sự tiện lợi và riêng tư cho các thành viên trong gia đình: Xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ thì sẽ rất thuận lợi trong sinh hoạt, đặc biệt là các gia đình có đông thành viên khi giải quyết những nhu cầu cá nhân hàng ngày. Ví dụ như khi muốn giải quyết nhu cầu cá nhân, bạn sẽ không phải ra khỏi phòng mà chỉ cần di chuyển trong phòng mình là đã có thể thực hiện điều đó. 

Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ? Kinh nghiệm bố trí phòng vệ sinh tiện ích, phù hợp cho gia đình - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

Ngoài ra, việc xây dựng nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ giúp các thành viên trong gia đình tự chủ được thời gian, không gian cá nhân mà không phải chờ đợi bất kỳ ai. Ví dụ khi con cái của bạn ngủ dậy và muốn nhanh chóng đánh răng rửa mặt để đi học, bọn trẻ sẽ không cần chờ đợi các thành viên khác trong gia đình (như ở phòng vệ sinh chung) mà chỉ cần vào nhà vệ sinh trong phòng mình.

Nâng cao ý thức vệ sinh của từng thành viên: Việc sở hữu không gian vệ sinh trong phòng ngủ sẽ giúp ý thức tự vệ sinh, dọn dẹp của mỗi người trong gia đình được nâng cao hơn. Thay vì một phòng vệ sinh chung ai cũng “đùn đẩy” trách nghiệm dọn dẹp, thì từng người sẽ phải tự tân trang lại mọi thứ để phòng mình không bị bẩn và có mùi hôi khó chịu.

Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ? Kinh nghiệm bố trí phòng vệ sinh tiện ích, phù hợp cho gia đình - Ảnh 2.

Nguồn: istockphoto

Hợp lý với quy mô nhà ở gia đình: Đối với những ngôi nhà có diện tích sử dụng trung bình khoảng >100m2 thì việc bạn bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ khá thoải mái. Đối với thiết kế nhà ở 2 tầng, 3 hoặc 4 phòng ngủ thì có thể bố trí hai phòng có vệ sinh riêng. Còn nếu đối nhà nhà 1 tầng thì nên ít nhất có một phòng ngủ có vệ sinh để cách thành viên có thể cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, bạn cũng cần chú ý một số nhược điểm khi xây dựng nhà vệ sinh trong phòng ngủ như:

Vấn đề phong thủy: Nhiều người cho rằng, phòng vệ sinh là nơi lưu trữ các chất thải, nhiều thứ ô uế tích, trong khi đó, phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, là nơi sạch sẽ, nhiều sinh khí. Hai không gian này đối lập hoàn toàn với nhau nên sẽ không tốt đối với sức khỏe và ảnh hưởng đến giấc ngủ của các thành viên trong gia đình.

Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ? Kinh nghiệm bố trí phòng vệ sinh tiện ích, phù hợp cho gia đình - Ảnh 3.

Nguồn: istockphoto

Ảnh hưởng đến đồ đạc trong phòng ngủ: Hơi ẩm, hơi nước từ nhà vệ sinh, phòng tắm sau khi bạn sử dụng sẽ bốc lên và bay ra ra ngoài phòng ngủ và kiến chăn, màn, đệm, quần áo trong phòng của bạn bị lây dính khí ẩm, từ đó gây nên hiện tượng ẩm ướt, nấm mốc, mùi hôi,... Nếu phòng không được vệ sinh thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ và gây ra cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho người trong gia đình.

Vấn đề chi phí: Có nhiều phòng vệ sinh trong một căn nhà sẽ làm tăng chi phí xây dựng và lắp đặt. Bạn phải mua thêm vòi hoa sen, bồn tắm, vòi nước, thiết bị chiếu sáng và quạt thông gió cho từng phòng tắm và không phải gia đình nào cũng có thể đủ sức chi trả khoản chi phí này. Vậy nên hay cân nhắc tài chính của mình trước khi chọn xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ.

Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ? Kinh nghiệm bố trí phòng vệ sinh tiện ích, phù hợp cho gia đình - Ảnh 4.

Nguồn: istockphoto

Ưu, nhược điểm khi chọn xây nhà vệ sinh ngoài phòng ngủ

Ngày nay, diện tích xây dựng nhà, nhất là ở các thành phố lớn đang dần bị thu hẹp. Do đó, việc xây dựng nhà vệ sinh bên ngoài phòng ngủ là một lựa chọn tốt nhất cho bạn khi diện tích nhà nhỏ, không gian hẹp, nằm ‘lọt thỏm’ giữa những ngôi nhà san sát, thiếu sáng và phù hợp nhất với các gia đình ít người hoặc sống độc thân. Để hiểu rõ hơn về kiểu kiến trúc nội thất này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn một số những ưu và nhược điểm như: 

Ưu điểm: 

Xây nhà vệ sinh ngoài phòng ngủ có một số ưu điểm như sau:

Tiết kiệm chi phí: Thay vì mua sắm nhiều vật dụng và gia cụ cho từng phòng tắm riêng biệt ở mỗi phòng ngủ, bạn chỉ cần tốn một khoản tài chính khiêm tốn để mua các vật dụng và tất cả chúng đều được dùng chung trong phòng vệ sinh của cả nhà.

Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ? Kinh nghiệm bố trí phòng vệ sinh tiện ích, phù hợp cho gia đình - Ảnh 5.

Nguồn: istockphoto

Mở rộng diện tích không gian chung: Nhà vệ sinh chung chỉ chiếm một phần nhỏ trong diện tích tổng thể của căn nhà nên bạn có thể dành nhiều diện tích cho các không gian chung hơn.

Nhược điểm:

Ngoài những ưu điểm trên thì xây dựng nhà tắm chung sẽ có những nhược điểm sau đây mà bạn cần chú ý là: 

- Dễ bẩn, dơ do nhiều người sử dụng nhưng ít chịu dọn dẹp

- Thường xuyên gặp tình trạng “ách tắc” nhà vệ sinh

- Không có sự riêng tư, thoải mái cho các thành viên trong gia đình

Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ? Kinh nghiệm bố trí phòng vệ sinh tiện ích, phù hợp cho gia đình - Ảnh 6.

Nguồn: istockphoto

Kinh nghiệm xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ hợp lý, thẩm mỹ cho gia đình

Dưới đây là một số kinh nghiệm xây phòng vệ sinh trong phòng ngủ theo cách hợp lý và thẩm mỹ nhất:

Không đặt cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa phòng ngủ

Theo phong thủy, muốn gia chủ có vận khí tốt thì tuyệt đối không nên xây nhà vệ sinh hướng thẳng vào phòng ngủ. Nếu nhà vệ sinh được hướng thẳng vào phòng ngủ thì những sinh khí xấu tích tụ trong nhà vệ sinh sẽ hướng thẳng vào căn phòng, gây tác động đến sức khỏe của những người trong phòng ngủ.

Không đặt nhà vệ sinh ở đầu hoặc phía cuối giường ngủ

Bạn không nên xây nhà vệ sinh tựa vào đầu giường. Thiết kế này sẽ khiến cho khoảng cách giữa giường ngủ và nhà vệ sinh rất gần nhau sẽ gây đến nhiều bất tiện cho bạn. Hơn nữa, nếu nhà vệ sinh xảy ra sự cố tắc nghẽn hoặc không dọn dẹp thường xuyên mùi thối, ẩm mốc, vi khuẩn sẽ “tràn” ra phòng ngủ, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của chủ căn phòng.

Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ? Kinh nghiệm bố trí phòng vệ sinh tiện ích, phù hợp cho gia đình - Ảnh 7.

Nguồn: istockphoto

Bố trí lỗ thông hơi khi nhà vệ sinh không có cửa sổ

Để tránh nhà vệ sinh trong tình trạng ẩm thấp, tối tăm khiến hơi ẩm tích tụ và vi khuẩn, nấm mốc sinh trưởng, bạn hãy thiết kế cho nhà vệ sinh một cửa thông gió hoặc lỗ thông hơi để tăng cường trao đổi, lưu thông khí. Như vậy, nhà vệ sinh sẽ luôn được thông thoáng và khô ráo và bạn cũng sẽ cảm thấy sảng khoái và thoải mái hơn.

Sử dụng các vật liệu chống ẩm, chống nước tốt cho nhà vệ sinh

Sử dụng gạch ốp tường phòng tắm sáng màu, chống thấm nước tốt như marble, porcelain, đá hoa cương,… sẽ giúp không gian phòng vệ sinh và phòng ngủ trông thoáng rộng, sạch sẽ và đỡ bí bách, chật chội hơn. Đồng thời, bạn nên chọn gạch lát nền có bề mặt nhám, sần giúp chống trơn trượt để mang lại sự an toàn tuyệt đối cho các thành viên trong gia đình.

chọn
Cao tốc CT 08 qua Nam Định - Thái Bình cần giải phóng 509 ha đất, xây 9 cầu và 5 nút giao, hoàn thành vào năm 2027
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài hơn 61 km, đi qua 4 huyện của Nam Định, hai huyện của Thái Bình. Tuyến cao tốc này dự kiến được hoàn thành vào năm 2027.