Có rất nhiều cách để gia đình bạn có thể tiết kiệm được chi phí khi xây dựng công trình nhà ở. Những chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm dưới đây có thể giúp cho bạn sở hữu căn nhà “trong mơ” với chi phí phù hợp:
Sai lầm cơ bản mà chủ nhà thường mắc phải đó là không xác định rõ nhu cầu xây dựng trước khi làm nhà, dẫn đến không biết làm như thế nào và dựa vào đâu. Xây dựng một căn nhà được xem là một việc khó khăn và tốn kém thời gian. Do đó, nếu không có định hướng, phương án rõ ràng ngay từ đầu thì việc xây dựng sẽ rất tốn kém và không hiệu quả.
Vậy nên, chủ nhà cần xác định được kiểu dáng, phong cách thiết kế, loại hình, diện tích sử dụng, số phòng,... của căn nhà và lên kế hoạch cụ thể theo nhu cầu của gia đình trước khi tiến hành thi công. Ví dụ, nhu cầu xây dựng của bạn có thể là một căn nhà có thiết kế hiện đại, là loại nhà cấp 4 có 2 phòng ngủ, 1 phòng bếp, 1 phòng khách và 1 phòng thờ với diện tích sử dụng là 50m2.
Ngoài ra, khi xây nhà, bạn cũng có thể tham khảo thêm các mẫu nhà có sẵn trên thị trường để xác định mình thích kiểu dáng nào. Tiếp theo, hãy chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ của bạn với kiến trúc sư, cùng với các yêu cầu và điều kiện khác bạn đưa ra, họ sẽ tư vấn phương pháp xây dựng tối ưu cho bạn.
Để xây dựng được một ngôi nhà như ý, bạn bắt buộc phải lựa chọn các giải pháp thiết kế, thi công phù hợp với gia đình của mình. Tuy nhiên, việc chọn thuê kiến trúc sư, chủ thầu và đơn vị xây dựng uy tín như thế nào để hiệu quả thì không phải ai cũng biết.
Để đảm bảo, bạn có thể tham khảo thông tin từ bạn bè, người thân, báo chí hoặc trên Internet để tìm cho mình một đơn vị xây dựng uy tín và một kiến trúc sư có phong cách thiết kế phù hợp với yêu cầu của mình. Để xác định đúng đâu là kiến trúc sư giỏi, hãy tìm hiểu và xem qua những dự án mà họ đã làm để đánh giá được trình độ cũng như năng lực. Đối với nhà thầu thi công, bạn nên chọn những đối tác có chuyên môn cao và kinh nghiệm phong phú vì họ có thể tư vấn cho bạn cách chọn kiến trúc, phong cách, phong thủy, màu sắc, vật liệu xây dựng,… sao cho phù hợp và tiết kiệm nhất.
Nếu bạn đã chọn được một đơn vị thi công, kiến trúc sư ưng ý, việc tiếp theo cần làm chính là trao đổi thông tin và thống nhất chi phí ngay từ đầu để tránh trường hợp làm đi làm lại, làm mất thời gian của hai bên và có thể phát sinh thêm chi phí. Ngoài ra, bản hợp đồng giữa bạn và đơn vị thi công cần phải được ghi rõ ràng và chi tiết, đảm bảo quyền lợi của đôi bên. Nếu hiểu rõ lĩnh vực thiết kế, bạn có thể tự thiết kế nhà theo phong cách mà mình thích, như vậy bạn có thể tiết kiệm chi phí để thuê kiến trúc sư thiết kế.
Ở giai đoạn chuẩn bị làm nhà, vấn đề chính và cũng quan trọng nhất đó chính là làm sao để bạn tính toán và dự trù được kinh phí xây dựng theo cách tiết kiệm nhất. Ngôi nhà vốn là một tài sản có giá trị lớn nên rất nhiều trường hợp chủ nhà phải vay mượn ngân hàng hoặc người thân, bạn bè để xây nhà. Vấn đề bạn cần cân nhắc ở đây là mình có sẵn bao nhiêu tiền và nên mượn thêm bao nhiêu để sau khi xây nhà xong có thể trả hết nợ và lãi đúng hạn. Vậy nên, khi xây dựng nhà bạn không được phép lãng phí, thiếu kiểm soát tài chính dẫn đến nợ nần không đáng có.
Trong điều kiện có thể vay mượn và khả năng trả nợ không quá khó khăn, bạn không nên cắt giảm quá mức để dẫn đến công năng sử dụng của ngôi nhà không được như ý. Một số chủ nhà có tư tưởng làm tạm một thời gian, chờ sau này có điều kiện nâng cấp, cải tạo nhà tiếp. Trường hợp này bạn nên xem xét lại lần nữa khả năng tài chính của mình đến đâu, vì nếu có thể thì nên làm một lần sẽ hiệu quả hơn. Tóm lại, bạn cần dự trù kinh phí xây dựng, từ đó lên phương án thiết kế phù hợp đồng thời để theo dõi, kiểm soát trong toàn bộ quá trình xây dựng nhà một cách đúng đắn nhất.
Việc chọn vật tư, vật liệu đúng cách sẽ giúp bạn giảm được chi phí về vật liệu, trang thiết bị thi công đi kèm, kiểm soát chất lượng,… Bên cạnh đó còn tiết kiệm được thời gian thi công, đi lại. Việc tính toán sử dụng vật tư, vật liệu sao cho tối ưu, hạn chế dư thừa cũng là một cách để tiết kiệm chi phí xây dựng.
Tất nhiên, chọn liệu xây nhà tiết kiệm không có nghĩa là chọn vật liệu rẻ tiền, chất lượng kém mà là lựa chọn, đầu tư vào những thứ mang lại giá trị cao nhất cho ngôi nhà, tránh sử dụng quá nhiều vật liệu chỉ mang ý nghĩa trang trí hoặc chỉ mang tính chất tạm thời. Vật liệu xây dựng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây nhà, nhưng để tiết kiệm chi phí chúng ta chọn những vật liệu giá rẻ, xuất xứ không rõ ràng mà chúng ta sẽ lựa chọn vật liệu một cách khoa học.
Nhiều người sẽ chọn thời điểm thi công vào mùa nắng và khô ráo để trách được trường hợp thi công bị gián đoạn do mưa, gió, bão,... Còn nếu ngôi nhà được khởi công vào mùa mưa, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch xây dựng, thời gian thi công kéo dài thì chi phí xây dựng sẽ biến động theo nó. Tuy nhiên, vào mùa mưa thì giá vật liệu thường có xu hướng giảm vì khi đó có ít công trình khởi công. Vậy nên, tùy thuộc vào mong muốn và nhu cầu của mỗi gia đình để bạn chọn thời gian khởi công xây nhà trong năm.
Lưu ý, việc tính toán thời gian thi công càng nhanh càng tốt sẽ giảm được nhiều chi phí phát sinh không cần thiết. Đặc biệt, nếu bạn đang vay nợ ngân hàng thì thời gian thi công càng ngắn bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.
Dù cẩn thận đến đâu, trong quá trình làm nhà cũng không thể tránh được chi phí phát sinh. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu đáng kể chi phí này bằng cách tính toán kỹ công năng sử dụng trước khi làm, hạn chế tối đa việc thay đổi thiết kế, thay đổi vật liệu, đập phá, sửa chữa,… Một số trường hợp làm nhà không có thiết kế hoặc không có chính kiến dẫn đến phát sinh rất nhiều chi phí không đáng có. Ngoài ra, việc quản lý, kiểm soát việc sử dụng vật liệu theo đúng định mức cũng là một cách giúp bạn tránh được tình trạng hao hụt, bù phí trong thời gian thi công.
Việc tận dụng vật liệu cũ như gạch, ngói, gỗ, cửa cũ hay dùng các vật liệu địa phương sẽ tiết kiệm được chi phí mua vật liệu, chi phí vận chuyển. Đồng thời, việc tận dụng cảnh quan xung quanh khi xây dựng nhà ở cũng giúp bạn tiết kiệm được không ít chi phí phụ khác. Ví dụ như, tận dụng cây cối xung quanh nhà làm chòi nghỉ ngơi, dựng bạt để bảo quản vật tư, vật liệu thay vì phải xây dựng nhà chứa; tận dụng hồ nước gần nhà để tiết kiệm nước, giảm tiền nước khi trộn xi măng, tưới móng, tường,...